08:19 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp Thủ đô với nỗ lực tái cơ cấu

Thứ bảy - 02/01/2016 04:56
Năm 2015, ngành nông nghiệp Thủ đô đã đánh dấu bước chuyển trong thực hiện tái cơ cấu trước áp lực hội nhập ngày càng sâu rộng.
Từ câu chuyện tổ chức lại sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi đến bàn thảo chính sách ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp TP đã và đang chuẩn bị tâm thế vững vàng cho tiến trình hội nhập.
Tăng trưởng trong gian khó
Mặc dù là Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, song Hà Nội vẫn còn diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 200.000ha, một con số lớn so với nhiều địa phương khác. Điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế TP. Năm 2015, tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn có nhiều biến động do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, cùng các tác động bất ổn của của nền kinh tế đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Vượt qua những thách thức ấy, ngành nông nghiệp Hà Nội vẫn tiếp tục giành được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Trong đó phải kể đến tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 6,59% so với năm 2014, ước đạt 45.190 tỷ đồng (giá thực tế). Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp ước đạt 233 triệu đồng/ha, tăng hơn 2 triệu đồng so với năm 2014 và tăng 1,24 lần so với năm 2010.
Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tại huyện Đông Anh. Ảnh: Công Hùng
Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tại huyện Đông Anh. Ảnh: Công Hùng
Đáng chú ý, năm 2015 là năm cuối thực hiện nhiều chương trình, đề án quan trọng về phát triển nông nghiệp trên địa bàn TP như: Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đề án cây ăn quả chất lượng cao, chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm… Chặng nước rút dù không chứng kiến những bước bứt tốc mạnh mẽ, song các chương trình, đề án này cũng để lại nhiều dấu ấn trong kết quả chung của toàn ngành nông nghiệp.
Đến hết năm 2015, toàn TP đã xây dựng vùng rau an toàn tập trung với tổng diện tích hơn 2.000ha, đồng thời rà soát, xác định, thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong sản xuất rau cho 5.000ha. Giá trị sản xuất rau đạt 300 - 500 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 1.200ha đạt 1 tỷ đồng/ha/năm.
Đối với sản xuất lúa hàng hóa, sau 5 năm thực hiện chương trình, tổng diện tích các vùng lúa chất lượng cao trên toàn TP đạt gần 28.000ha với 120 mô hình cánh đồng mẫu lớn tại 86 HTX nông nghiệp. Trong đó tiêu biểu là cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô hàng ngàn héc ta tại Ứng Hòa (trên 3.300ha), Đông Anh (gần 3.000ha), huyện Thanh Oai, Phúc Thọ...
Trên cơ sở đó, 3 nhãn hiệu tập thể gạo chất lượng cao gồm Gạo Bồ Nâu (xã Thanh Văn, Thanh Oai), Gạo thơm Bối Khê (xã Tam Hưng, Thanh Oai), Gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn đã ra đời và từng bước định hình chỗ đứng trên thị trường. Kết quả này như một lời khẳng định, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo định hướng của Bộ NN&PTNT đề ra.
Một lĩnh vực cũng có bước tiến đáng kể trong năm qua là nhóm cây ăn quả. Năm 2015, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn TP đạt hơn 20.000ha, tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước. Chương trình phát triển cây ăn quả đã xây dựng được 3 mô hình cây ăn quả giá trị kinh tế cao với diện tích 37ha tại 2 huyện Chương Mỹ, Hoài Đức. Trong đó có 7ha thâm canh bưởi Diễn và 30ha thâm canh nhãn chín muộn theo quy trình VietGAP. Đặc biệt, nhãn muộn Hoài Đức được đánh giá cao về chất lượng và lần đầu tiên thâm nhập được thị trường “khó tính” như Mỹ - vốn yêu cầu cao về vấn đề kiểm dịch cũng như thuốc bảo vệ thực vật.
Gia tăng liên kết chuỗi
Đánh giá một cách tổng thể, năm 2015 ghi nhận bước phát triển mạnh mẽ hơn về chất của ngành nông nghiệp Thủ đô khi mà chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ đã trở thành xu hướng chủ đạo được quan tâm đầu tư. Điều này vừa nhằm mục tiêu khắc phục khâu yếu nhất trong sản xuất nông nghiệp là đầu ra cho sản phẩm, vừa tiến tới kiểm soát chặt chẽ hơn về VSATTP.
Chỉ tính trong năm 2015, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tư vấn xây dựng được 3 chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ thịt lợn an toàn nuôi bằng thức ăn sinh học tại xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ), Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) và Vân Tảo (huyện Thường Tín). Như vậy, tính đến nay, toàn TP đã xây dựng được 21 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm gia cầm, thịt lợn, bò sữa và trứng.
Một số sản phẩm của chuỗi đã tạo được uy tín và được nhiều người tiêu dùng biết đến như trứng gà Tiên Viên, trứng gà 729, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu, thịt lợn sinh học... Ông Tạ Văn Tường – Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội chia sẻ, điều đáng mừng là các chuỗi đã có sự vào cuộc của DN nhằm ký kết các hợp đồng tiêu thụ, phân phối sản phẩm ngay tại địa phương hoặc bán tại các cửa hàng tiện ích, cửa hàng thực phẩm an toàn ở các quận nội thành. Tổng sản lượng sản phẩm của các chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản xuất ra trong năm 2015 đạt 4.500 tấn thịt lợn, 3.100 tấn thịt gia cầm, 140 triệu quả trứng gia cầm và 29.000 tấn sữa tươi.
Trong lĩnh vực trồng trọt, các chuỗi sản xuất – tiêu thụ rau, quả an toàn cũng đã bước đầu được hình thành và vận hành hiệu quả. Dẫu vẫn còn xảy ra một số vụ việc mất ATTP liên quan tới sản phẩm rau, thịt trên địa bàn TP, song những nỗ lực trong việc xây dựng chuỗi liên kết của ngành nông nghiệp đã mở ra hy vọng về một thị trường nông sản an toàn của Thủ đô.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Đăng khẳng định, sản xuất nông nghiệp muốn bền vững phải đảm bảo được đầu ra và muốn đầu ra tốt thì sản phẩm phải an toàn, chất lượng. Đứng trước thách thức của tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu không thay đổi tư duy làm nông nghiệp thì khó có thể trụ vững, và liên kết chuỗi ra đời nhằm giải bài toán đó.
Không chỉ trên địa bàn TP, nhiều liên kết sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn giữa Hà Nội và các tỉnh cũng đã được thiết lập theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua nỗ lực bền bỉ của hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp. Trong năm 2015, hàng chục cuộc xúc tiến, kết nối giao thương giữa ngành nông nghiệp Thủ đô với các tỉnh, thành từ Bắc chí Nam đã được Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội triển khai. Trong đó, điểm mới là cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, kết nối, còn phần thực hiện do chính các DN tự “bắt tay” với nhau. Điều này giúp cho việc kết nối giao thương đi vào thực chất và hiệu quả hơn rất nhiều, góp phần tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản an toàn cho thị trường Thủ đô.
Có thể nói, năm 2015 đã khép lại với nhiều dấu ấn của ngành nông nghiệp Thủ đô. Những kết quả này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho năm 2016 khi mà chương trình nông nghiệp công nghệ cao được triển khai rộng rãi hơn với việc HĐND TP Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND về một số chính sách thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 tăng 6,59% so với năm 2014, ước đạt 45.190 tỷ đông(giá thực tế). Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp ước đạt233 triệu đồng/ha, tăng hơn 2 triệu đồng so với năm 2014 và tăng 1,24 lần so với năm 2010.
Thắng Văn

Nguồn: ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 23211

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 312560

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70539875