01:32 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu để phát triển bền vững

Thứ ba - 12/07/2016 00:32
Tháng 11/2013, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đến nay, sau gần 3 năm triển khai, Đề án đã mang lại nhiều giá trị; tuy nhiên, để có thể phát triển rất cần sự vào cuộc đồng bộ hơn nữa.

 

Các đối tượng chủ lực

Với tôm nước lợ: Đã làm tốt công tác quản lý chất lượng giống tôm theo Thông tư 26 (tổ chức kiểm soát chất lượng tôm bố mẹ từ nơi sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất; kiểm soát tốt dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nước lợ). Từ năm 2014, tình hình bệnh tôm có xu hướng đảo chiều so năm 2013. Tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn các địa phương phát triển nuôi tôm với cơ cấu tôm sú - tôm thẻ chân trắng (TTCT) hợp lý. Phát huy lợi thế nuôi tôm sú (loài bản địa, khả năng thích ứng cao trong điều kiện hạn mặn và biến đổi khí hậu) tại các vùng sinh thái đặc trưng thích hợp: tôm - rừng ngập mặn, tôm - lúa ở các tỉnh ĐBSCL nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và khả năng cạnh tranh thị trường xuất khẩu tôm sú trên thế giới. Hiện nay tôm sú có diện tích nuôi khá ổn định khoảng 554 nghìn ha, chiếm gần 89,3% diện tích tôm nước lợ của vùng ĐBSCL, tương đương 86,7% cả nước. Cùng đó, tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở các tỉnh ven biển Bắc bộ và miền Trung, các vùng nuôi thâm canh ở Nam bộ; dịch chuyển cơ cấu tôm sú và TTCT trong những năm gần đây. TTCT đã đóng góp rất lớn vào kết quả sản xuất tôm nước lợ (chiếm 12,7% về diện tích nhưng chiếm 56,8% về sản lượng).

Với cá tra: Năm 2015, diện tích nuôi cá tra khoảng 5 nghìn ha, sản lượng 1,2 triệu tấn (diện tích giảm 9,1% nhưng sản lượng tăng 6,2% so năm 2013), tiếp tục hướng tới năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, do khó khăn về thị trường, kim ngạch xuất khẩu ước trên 1,6 tỷ USD, giảm trên 11% so năm 2014. Từ tháng 4/2016, giá cá tra đã bắt đầu tăng, ổn định ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg. Hiện, cả nước có 1.490 hộ nuôi cá (chiếm 30,4%); 143 doanh nghiệp (65,6%); 11 HTX (4%). Đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết, gia công theo chuỗi giá trị, giảm tối đa các khâu trung gian, hạ giá thành sản phẩm. Ước đến tháng 5/2016, diện tích thả nuôi cá tra 2,8 nghìn ha (bao gồm cả diện tích 2015 chuyển sang), bằng 98,1% so cùng kỳ 2015. Sản lượng thu hoạch là 382,6 nghìn tấn, bằng 99,3% so cùng kỳ.

tái cơ cấu thủy sản để phát triển bền vững

Đến tháng 5/2016, sản lượng thu hoạch cá tra ước đạt 382,6 nghìn tấn - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Cá rô phi: Tổng cục Thủy sản đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT chỉ đạo đẩy mạnh nuôi cá rô phi để đáp ứng nhu cầu thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Năm 2015, diện tích nuôi cá rô phi trong ao/hồ cả nước khoảng 25 nghìn ha; năng suất trung bình 7,82 tấn/ha. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu cá rô phi đạt 35,8 triệu USD, tăng 3,7 lần so năm 2013.

 

Tích cực vào cuộc

Kết quả thực hiện tái cơ cấu thủy sản đã xây dựng, phê duyệt 7 quy hoạch theo yêu cầu tái cơ cấu cho các đối tượng nuôi chủ lực như (tôm nước lợ, cá tra, cá rô phi, tôm hùm, cá nước lạnh) và hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất (giống thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá)

Xây dựng, trình ban hành các chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất (Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, 89/2015/NĐ-CP); khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào thủy sản (Nghị định 210/2013/NĐ-CP); nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực (cá tra) phù hợp yêu cầu thị trường (Nghị định 36/2014/NĐ-CP); khuyến khích thu hút vốn đầu tư theo hình thức PPP, tăng vốn đầu tư phát triển ngành (Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015).

kết quả sản xuất thủy sản giai đoạn 2013 - 2015

Trong nuôi thủy sản, kiểm soát chất lượng con giống đã tốt hơn, đã tập trung phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao (nhiều mô hình doanh nghiệp đạt sản lượng rất cao); tập trung chỉ đạo phát triển nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn và xâm nhập mặn; đã xây dựng Đề án quan trắc môi trường nuôi thủy sản và đang xây dựng Đề án tôm - lúa.

Đến nay, theo thông tin của Văn phòng Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã có 56/63 tỉnh, thành phố xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hoặc xây dựng Đề án tái cơ cấu thủy sản/Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh. Một số tỉnh sớm triển khai xây dựng xin ý kiến Tổng cục Thủy sản đối với: Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản như Quảng Ngãi, Phú Yên; Quy hoạch phát triển thủy sản như Quảng Ninh, Nam Định, Phú Yên, Tuyên Quang, Đắk Lắk, Cần Thơ; Xây dựng quy hoạch phát triển tôm nước lợ như Trà Vinh; Xây dựng quy hoạch trung tâm nghề cá như Kiên Giang, Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Đại diện tỉnh Bình Thuận chia sẻ, để tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, việc định hướng phát triển các hình thức sản xuất phù hợp, hiệu quả là rất cần thiết. Mặt khác, tập trung thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị; hợp tác liên kết 4 nhà; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp theo mô hình khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ…

Ông Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở NN&PTNT Thái Bình cho biết, thực hiện tái cơ cấu thủy sản, nuôi cá lồng trên sông phát triển tốt, đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 153 lồng nuôi (đến tháng 4/2016 tổng số lồng nuôi tăng đột biến trên 400 lồng). Năng lực và sản lượng khai thác thủy sản tăng nhanh và phát triển mạnh theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ. Thời gian tới, địa phương sẽ tập trung hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất; rút lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất chuyên canh theo nhóm sản phẩm, theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Theo các chuyên gia, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nói chung trong đó có thủy sản cần hướng tới tính bền vững; nhất là trong thời điểm, tình hình phát triển thủy sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay cùng sự cạnh tranh về chất lượng trên thị trường xuất khẩu. Sản xuất bền vững chính là tạo sản phẩm an toàn, môi trường bền vững và sinh kế lâu dài cho người dân; bởi, thủy sản vẫn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp tương lai.

>> Ước đến tháng 5/2016, diện tích thả nuôi tôm nước lợ gần 581 nghìn ha; trong đó, tôm sú gần 543 nghìn ha, bằng 102,8% so cùng kỳ 2015, tôm thẻ chân trắng là 28,2 nghìn ha. Sản lượng thu hoạch trên 119 nghìn tấn bằng 87,1% so cùng kỳ 2015; trong đó, tôm sú là 74.000 tấn, tôm thẻ chân trắng là 38.000 tấn.

 
Theo Bảo Bình/thuysanvietnam.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 316

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 305


Hôm nayHôm nay : 32659

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165805

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60174128