06:03 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng cánh đồng lớn rau VietGAP

Thứ ba - 17/03/2015 00:06
Nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ngoại thành, cũng như đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, TP.HCM đã triển khai xây dựng cánh đồng lớn rau VietGAP.

Hiện cánh đồng rau VietGAP (ấp Trung Hiệp Thạnh, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi) có 15ha, với 42 thành viên tham gia, tổng sản lượng 400 - 500 tấn rau, quả/vụ. Dự kiến đến năm 2020, diện tích ở đây sẽ tăng lên khoảng 90ha.

Thu nhập gấp 3 lần lúa

Theo báo cáo của UBND xã Trung Lập Thượng, ấp Trung Hiệp Thạnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 125ha. Bên cạnh hệ thống giao thông nông thôn tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp, Trung Hiệp Thạnh còn có hệ thống kênh Đông đi qua nên đủ sức tưới cho toàn cánh đồng trong mùa nắng và thoát nước tốt trong mùa mưa.

 

Một thành viên tổ rau đang chăm sóc vườn khổ qua (Củ Chi, TP. HCM) được trồng theo hướng VietGAP.

Anh Nguyễn Văn Cu – Tổ trưởng tổ rau VietGAP cho biết, trước đây nguồn thu nhập của nông dân ở đây chủ yếu là nhờ cây lúa, nhưng năng suất khá thấp (3 – 4 tấn/ha). Từ khi có nước từ kênh Đông, và nhất là khi Trung tâm Khuyến nông thành phố (TTKN ) triển khai dự án cánh đồng rau VietGAP ở địa phương thì đời sống bà con nông dân đã thay đổi rõ rệt. “Trồng rau theo hướng VietGAP bây giờ thu nhập cao gấp 2 - 3 lần làm lúa như trước đây”- anh Nguyễn Văn Cu nói.

 
Tháng 10.2013, nhằm tăng thu nhập cho bà con nông dân, cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình nông thôn mới, TTKN thành phố đã phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nông dân Trung Hiệp Thạnh tham gia vào tổ tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ KHKT, hỗ trợ giống, vật tư phân bón để áp dụng theo quy trình sản xuất rau VietGAP. Dự án ban đầu đã thu hút 14 thành viên tham gia với diện tích 5ha.

Theo TTKN thành phố, trong giai đoạn đầu làm dự án, cán bộ kỹ thuật phối hợp với khuyến nông viên và ban điều hành dự án đã theo sát và hướng dẫn cho bà con nông dân đăng ký thủ tục làm VietGAP. Khâu quan trọng và khó khăn nhất là ghi chép nhật ký đồng ruộng. Nắm bắt tâm lý ngại ghi chép của nông dân, và nhất là phần đông nông dân hiện nay đều đã lớn tuổi, cán bộ làm dự án phải hướng dẫn ghi chép, giải thích tỉ mỉ các nội dung và số liệu.

Vẫn chưa hết khó

Ông Võ Ngọc Đẹp – Phó Giám đốc TTKN thành phố đánh giá, dự án góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn theo quy trình VietGAP, đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân. Đa số hộ tham gia dự án đều nắm vững 12 tiêu chí sản xuất rau theo quy trình VietGAP, tạo tiền đề dễ dàng nhân rộng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, dự án vẫn còn cho thấy một số bất cập, khó khăn trước mắt, như: Địa bàn triển khai rộng, cán bộ tư vấn mỏng, thiếu công lao động… Và điều lo nhất vẫn là đầu ra cho sản phẩm. Tâm lý nông dân vẫn còn e ngại khi giá cả rau VietGAP và rau thường ngang nhau. Ông Nguyễn Văn Cu cho biết do sản xuất theo nhu cầu thị trường nên bà con trồng rau tập trung vào cùng một thời điểm, chưa có kế hoạch sản xuất cụ thể. Cho đến giờ tổ chưa ký được hợp đồng nào từ đơn vị thu mua mà hầu hết phải bán ra chợ đầu mối.

Trong khi đó, ông Dương Văn Minh – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Củ Chi cho rằng, hiện dự án chưa có sự liên kết hợp tác sản xuất – chế biến – tiêu thụ để hình thành các tổ nhóm hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, cũng như giải quyết đầu ra nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân trồng rau VietGAP. Qua trao đổi, ông Nguyễn Quốc Toản - Phó Chủ nhiệm HTX Phú Lộc cho biết, sẽ cam kết bàn bạc với nông dân để ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau có chứng nhận VietGAP. Tổ rau phải có kế hoạch sản xuất để HTX tổ chức thu mua.

Hiện dự án này đã tăng lên 42 thành viên với 15ha. Trong đó, hơn 80% thành viên tham gia dự án đã có giấy chứng nhận VietGAP. Theo ông Bùi Minh Châu – một thành viên tham gia dự án, nếu đầu ra ổn định thì bà con nông dân làm hàng rau theo hướng VietGAP sẽ thành công lớn. 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 144

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 30746

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 894770

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72577479