Mục tiêu của ngành nông nghiệp đặt ra cho chặng đường 5 năm tới là phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Hiện tại nước ta vẫn còn 10 triệu hộ nông dân với 23 triệu người làm nông nghiệp (nông dân), trong khi 11 nước đối tác tham gia TPP cộng lại chỉ có 21 triệu nông dân. Điều đó có nghĩa là, khi tham gia TPP chúng ta cần phải có chiến lược, kế hoạch để chuyển đổi, hỗ trợ nông dân sang làm việc tại các ngành nghề phi nông nghiệp.
Theo khẳng định của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trong năm 2016, các hoạt động của hệ thống khuyến nông sẽ tập trung lớn vào chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đó là một trong những giải pháp được chuyên gia kinh tế, TS.Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đưa ra nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang được các địa phương triển khai quyết liệt.
Gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với mong muốn góp phần cung cấp nguồn nông phẩm sạch, an toàn cho người dân, Vingroup - VinEco đang từng bước góp phần thay đổi tư duy và cách làm nông nghiệp tại Việt Nam, hướng tới một nền nông nghiệp sạch vì sức khỏe của cộng đồng và vì tương lai cho các thế hệ mai sau.
Tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiều đại biểu đã đóng góp những ý kiến đầy tâm huyết, chuyên sâu, đưa ra các giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế - xã hội nước ta 5 năm tới (2016-2020) và xa hơn nữa. Trong đó, trăn trở nhất vẫn là mong muốn có một cơ chế chính sách thuận lợi hơn để phát triển và quan tâm hơn đến nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân.
Các đại biểu đều cho rằng, cùng với xây dựng nông thôn mới, cần đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp và đầu tư khoa học công nghệ vào lĩnh vực này là chủ trương đúng đắn, phù hợp.
uy năm nay tình hình sản xuất lúa và nuôi tôm đều gặp khó khăn do thiên tai, thời tiết, song, nhìn một cách tổng thể, kể từ khi Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất tôm - lúa” (đề án) được triển khai thực hiện đã tạo ra những đột phá vượt bậc cho nền nông nghiệp của tỉnh. “Qua sáu năm triển khai thực hiện, hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu trong đề án đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra”, Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Văn Sử cho biết.
Năm 2015, dự án do FAVRI triển khai đã tập trung tập huấn SX rau theo quy trình VietGAP cho trên 40 nông dân có truyền thống SX rau tại xã Đông Sang (thuộc HTX Nga Doanh)....
"Để nông nghiệp nước ta tiến lên không thể làm theo kiểu cũ mà phải thay đổi. Thay đổi từ tư duy, cách tiếp cận, nguồn lực, đến hành lang pháp lý, đó chính là tái cơ cấu, chứ không phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chúng ta phải tái cơ cấu, tái cấu trúc trồng trọt nâng cao hiệu quả và vị thế của ngành”, đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Cục Trồng trọt diễn ra sáng ngày 7/1.
Giá trị thu được trên mỗi đơn vị diện tích trồng trọt, chăn nuôi có tăng lên trong 5 năm qua nhưng vẫn chưa đủ để cải thiện đời sống người nông dân. Vì thế, trong thời gian tới, thay vì chạy theo sản lượng, ngành nông nghiệp sẽ tập trung tái cơ cấu theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao và hiệu quả hơn.
TP Cần Thơ đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi SX lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn.
“Tôi đi đến bất kỳ chỗ nào mà đời sống nhân dân ấm no, thì người dân đều nói rằng, đó là nhờ có cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật để phát triển sản xuất…" - GS.TS Ngô Thế Dân, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT chia sẻ.
Việc triển khai tái cơ cấu kịp thời, đúng hướng đã giúp ngành nông nghiệp khắc phục phần nào khó khăn, thách thức bởi thời tiết, thị trường, duy trì tăng trưởng với chất lượng ngày càng cải thiện.
Năm 2015, ngành nông nghiệp Thủ đô đã đánh dấu bước chuyển trong thực hiện tái cơ cấu trước áp lực hội nhập ngày càng sâu rộng.
Sức bật ngoạn mục ngành rau quả; sản lượng lúa tăng 241.000 tấn; tận dụng cửa hẹp để tôm sú phát triển; xuất khẩu duy trì ở mức trên 30 tỷ USD; cải thiện điều kiện sống cho 50 triệu dân nông thôn... là những dấu ấn nổi bật của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2015.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, phong tục, tập quán canh tác được thay đổi đã tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội... đó là kết quả sau 5 năm thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Pah.
Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để cạnh tranh được trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, cần tạo ra lợi thế cạnh tranh, tìm ra những phân khúc thị trường tốt, phù hợp thì mới thành công được.
Sáng 16/12, tại TP. Hà Tĩnh, Ban Điều phối Dự án SRDP-IWMC tổ chức hội thảo khởi động Dự án đầu tư hợp tác công tư “Phát triển mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ thịt thỏ tại xã Sơn Trường (Hương Sơn)”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hướng liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.