Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.
Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng đặc biệt đối với cả nước nhờ lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hằng năm, toàn vùng đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 80% lượng gạo xuất khẩu, thủy sản chiếm 60% và trái cây chiếm 50% tổng xuất khẩu cả nước, thu ngoại tệ hằng năm khoảng 3 tỉ USD. Dù vậy, nông nghiệp ĐBSCL và cả nước đã và đang đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi phải gấp rút tái cơ cấu một cách toàn diện trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là mục tiêu chính của Đề án TCC nông nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10.6.2013.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của GS. TS Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam với nhan đề: Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới - Khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân.
Đại diện Công ty CP Chăn nuôi C.P cho biết, doanh nghiệp này đang lập đề án xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga và EU.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho biết, nhận thức tầm quan trọng của Kết luận số 56- KL/TW của Bộ Chính trị, để có được đánh giá toàn diện, sâu sắc nhất, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ động tiến hành khảo sát, kiểm tra, làm việc tại 30 tỉnh, thành ủy và một số bộ, ngành
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Cục Chế biến nông lâm thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Tổ chức dịch vụ cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt ở miền Bắc”.
Tính đến năm 2014, trang bị động lực bình quân trong SXNN cả nước đạt 1,6 mã lực/ha canh tác, tăng gấp 2 lần so với năm 2008.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/tai-co-cau-tu-co-gioi-hoa-post149565.html | NongNghiep.vn
Mối lo dai dẳng của nông dân và doanh nghiệp (DN) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa được giải quyết là tiêu thụ nông sản bấp bênh; trong khi nền sản xuất nông nghiệp ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai. Trong quá trình hội nhập, các DN vẫn đang khó về nguồn nhân lực từ quy hoạch tới sử dụng và phát huy. Sản xuất theo chuỗi là lời khuyên mà các chuyên gia gửi gắm cho DN, nông dân. Song, làm thế nào để gắn những đối tác trên chuỗi giá trị là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) quyết tâm tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận cho nhà nông. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, mục tiêu trên vẫn còn xa.
Chiều 10/9, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã đi kiểm tra, tham quan một số mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi gà “kêu” thua lỗ kéo dài, có nguy cơ phá sản, vì thịt gà nhập khẩu được bán với giá quá rẻ. Báo Tin Tức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam về vấn đề này.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành bảo vệ thực vật đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo tiền đề để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Đề án trong thời gian tới.
Theo một nghiên cứu mới được công bố của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, hợp tác liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp là chính sách quan trọng, nhằm đổi mới tổ chức sản xuất sau một thời gian dài không thực sự đem lại hiệu quả.
Ngày 20/8, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp với Bộ NN&PTNT và Tạp chí cộng sản tổ chức hội thảo khoa học "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới". Tới dự hội thảo có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần tránh cách làm dàn trải, trước hết lựa chọn, tập trung vào một số sản phẩm có thế mạnh, có thị trường, có nhà đầu tư.
Để giải quyết căn bản điệp khúc "được mùa rớt giá" lặp đi lặp lại nhiều năm nay trong sản xuất nông nghiệp, rồi tình trạng luẩn quẩn "trồng - chặt, chặt - trồng" diễn ra phổ biến ở khắp nơi, giá trị nông sản làm ra thấp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Những tháng cuối năm 2015, ngành ngân hàng tiếp tục tập trung vốn cho vay 5 nhóm ngành ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phải có chiến lược quy hoạch cho nông nghiệp nước ta phát triển, không thể để tụt hậu mãi. Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 14.8 đăng bài Nông nghiệp đang cần tiền và Chúng ta đang coi thường nông nghiệp.
“Tái cơ cấu nông nghiệp phải tránh áp đặt, tránh hành chính hóa. Lĩnh vực nào, khâu nào đã tốt rồi thì phải giữ, khâu nào còn yếu thì phải thay đổi để tạo đột phá, chứ không thể cứ làm đảo lộn hết cả lên rồi nghĩ rằng đó là tái cơ cấu”. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị Sơ kết 2 năm tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.