Ngày 13-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tại Hội nghị “Sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Ban Chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu nông nghiệp phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp cần tránh cách làm dàn trải, mà tập trung trước hết vào một số sản phẩm có thế mạnh.
Ngày 13/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết hai năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.
Những năm qua, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa “4 nhà” (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học) đã được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh những tín hiệu khả quan bước đầu, việc thực hiện liên kết này trong sản xuất, tiêu thụ nông sản cũng đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc giải quyết lợi ích giữa "các bên" và bảo đảm tính bền vững…
Ngày 13/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết hai năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.
Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đến nay mới chỉ chiếm 1,01%, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Để phát huy tiềm năng, lợi thế từ nhân tố này, cần có nhiều biện pháp đồng bộ và cơ chế thỏa đáng hơn.
Theo chiến lược của ngành thủy sản đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1690/2010/QĐ-TTg ngày 16-9-2010, nuôi tôm nước lợ sẽ là một trong những nhóm đối tượng chủ lực, có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt mục tiêu đề ra, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, nhằm “nâng tầm cho tôm Việt” trên thị trường thế giới.
Tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản quan tâm đầu tư vào nông nghiệp cùng chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu cơ hội đầu tư phát triển, xây dựng mối quan hệ hợp tác, Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam-Nhật Bản đã diễn ra chiều 12/8, tại Hà Nội.
Hiện, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn ngô làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Bộ Công Thương dự báo, trong 2 năm tới, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này trung bình tăng 20%/năm. Do đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngô, đồng thời thúc đẩy liên kết mối liên kết "4 nhà" được kỳ vọng sẽ hạn chế được tình trạng này.
Theo Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN), việc ứng dụng KHCN trong nông nghiệp sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và khả năng cạnh trạnh khi hội nhập. Hiện nay, việc nhiều địa phương hình thành vùng hay khu nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đúng, nhưng sẽ là lãng phí nguồn lực nếu từng địa phương hoạt động riêng lẻ.
Từ năm 2009 đến nay, nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản được ban hành, bước đầu nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần ổn định đời sống, và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên để thất thoát sau thu hoạch không còn là nỗi lo của nhà nông thì vẫn còn nhiều việc cần làm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trình Chính phủ cho ý kiến trước khi báo cáo Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 10 tới đây.
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại được khẳng định là ưu việt nhất hiện nay. Trong đó, liên kết "4 nhà": nhà nông- nhà nước- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp được coi là vấn đề mấu chốt nhất nhằm tạo chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn.
Có thực trạng nhìn nhận về HTX còn lệch lạc, chưa thấy hết việc nông dân vào HTX sẽ liên kết để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Do đó, cơ chế, chính sách có lúc buông lỏng, lúc lại nóng vội, chủ quan, mệnh lệnh hành chính.
Ngày 5-8, tại buổi họp báo thường kỳ về kết quả công tác tháng 7 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Trong tháng 7, một số lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng trở lại đã góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đang thật sự khó khăn như: nuôi tôm tiếp tục suy giảm về sản lượng, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (cà-phê, cao-su, gạo và sắn…) sụt giảm.
Là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm bởi có đến 1 nghị quyết và 3 quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thúc đẩy phát triển, tuy nhiên, giảm tổn thất sau thu hoạch vẫn là vấn đề làm đau đầu ngành nông nghiệp. Chính sách ngày càng được thay đổi, bổ sung theo hướng cởi mở nhưng vẫn có rất ít nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị. Rõ ràng, nông dân và ngân hàng chưa có tiếng nói chung.
Mức tăng trưởng về cơ giới hóa chưa tương xứng với yêu cầu của sản xuất và giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc giảm tổn thất sau thu hoạch mới chủ yếu tập trung vào cây lúa, song chưa đồng bộ, các cây trồng khác và chăn nuôi, thủy sản chưa được quan tâm đúng mức.
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định…
Hiện mới chỉ có 36/63 tỉnh, thành ban hành Đề án hoặc Kế hoạch thực hiện việc tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Việc chậm trễ đó có phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm việc "được mùa mất giá", thậm chí không có người mua đối với một số nông sản trong thời gian gần đây?
Nhiều năm trở lại đây, do hiệu quả từ trồng rừng khá cao nên các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp (CGLN) trên địa bàn Bình Định phát triển như “nấm mọc sau mưa”. Tuy nhiên, qua kiểm tra của các cơ quan chức năng, bên cạnh những cơ sở uy tín, vẫn còn nhiều cơ sở, vườn ươm hoạt động không có giấy phép, nguồn gốc giống không rõ ràng, kém chất lượng.