08:37 EDT Thứ ba, 21/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ Công Thương "mở đường" cho dưa hấu

Chủ nhật - 12/04/2015 20:28
Trước tình trạng dưa hấu xuất khẩu bị ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm này trong thời điểm chính vụ.
Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: Báo Công Thương

Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: Báo Công Thương

Áp lực lên cửa khẩu sẽ tiếp tục tăng

Ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc, kiểm tra tình hình xuất khẩu nông sản tại Lạng Sơn và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải phóng hàng hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Vi Văn Thành cho biết, từ ngày 16/3 đến nay, lượng nông sản, chủ yếu là trái cây của các tỉnh phía Nam qua cửa khẩu Tân Thanh tăng mạnh đặc biệt, là mặt hàng dưa hấu với khoảng 500-550 xe/ngày, trong khi chỉ thông quan được khoảng 260-340 xe/ngày, gây hiện tượng ùn ứ cục bộ.

Ông Phùng Quang Hội, Chi Cục trưởng Hải quan Tân Thanh cho rằng nguyên nhân của tình trạng ùn ứ này là do dưa hấu vào vụ thu hoạch chính, các DN, thương nhân thu mua, vận chuyển lên cửa khẩu với số lượng lớn.

Bên cạnh đó, dưa hấu chủ yếu được xuất thô, không phân loại, đóng gói. Trong khi đó, phía Trung Quốc chỉ cho phép khoảng 10 DNnhập khẩu qua của khẩu Pò Chài. Đồng thời, công tác kiểm tra, kiểm dịch, phân loại và đóng gói được thực hiện nghiêm ngặt nên mất từ 4-6 giờ để giải phóng 1 xe. Giá dưa hấu năm nay không ổn định nên thương nhân chần chừ chờ đàm phán giá, nên tình trạng ùn ứ càng gay gắt.

UBND tỉnh Lạng Sơn đã thành lập tổ công tác liên ngành điều hành xuất, nhập khẩu nông sản; chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác phân luồng, đảm bảo an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu. Các lực lượng chức năng kéo dài thời gian làm việc từ 7-20 giờ hàng ngày để thông quan tối đa lượng hàng hóa.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: “Tình trạng ùn ứ sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu không có nỗ lực của các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn. Thời gian tới, dự báo lượng nông sản, nhất là trái cây tươi sẽ tiếp tục vào vụ thu hoạch, nên áp lực lên khu vực cửa khẩu của Lạng Sơn sẽ tiếp tục tăng".

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với Bộ NN&PTNT để có những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc quy hoạch, trồng, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và điều phối sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Cần nhiều giải pháp dài hạn hơn

Hiện nay, dưa hấu được trồng tại các tỉnh Nam Trung bộ tập trung chủ yếu 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên với tổng diện tích gần 4.000 ha, sản lượng năm 2015 đạt trên 100 nghìn tấn. 

Đây là loại dưa có mùa vụ ngắn, chất lượng tốt và được trồng tập trung ở 2, 3 huyện trong mỗi tỉnh chứ không trồng rải rác.

Báo Công Thương dẫn lời ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết bộ này đã đàm phán nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy xây dựng các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Các cơ quan chức năng phía Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc thảo luận với phía Trung Quốc. Theo đó, hiện phía Trung Quốc đã quyết định dành riêng một kho chứa trong hệ thống kho bãi tại cửa khẩu dành cho mặt hàng dưa hấu Việt Nam vào Trung Quốc. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã thông tin đến DN về sức chứa của cửa khẩu Tân Thanh cũng như khuyến cáo thương nhân không ồ ạt đưa dưa hấu lên cửa khẩu.

Riêng với tiêu thụ trong nước, thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại về tiêu thụ nông sản gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được tổ chức. Các kênh phân phối lớn như Co.opmart, Hapro, Metro, Big C, chợ đầu mối… đã tích cực thu mua dưa hấu để bán trong chuỗi siêu thị của mình. Thương lái cũng thu mua dưa hấu để bán trong hệ thống chợ truyền thống. Điều này cho thấy, những giải pháp kết nối cung cầu bước đầu có kết quả khả quan.

Tuy nhiên, theo ông Quyền, cũng như các mặt hàng khác, mặt hàng dưa hấu cần được tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi, để bảo đảm sự ổn định và bền vững. Nhà nước cũng đóng vai trò xây dựng cơ chế, cung cấp thông tin về thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quy hoạch giống cây con, quy trình trồng, công nghệ sản xuất…

Đồng thời, DN đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp, liên kết cùng người nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở nắm rõ dung lượng thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá bán cũng như nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 73227

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1176128

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61498085