11:35 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp FDI chi phối thị trường thức ăn thủy sản: Lỗi quản lý

Thứ hai - 26/10/2015 01:20
Sự phụ thuộc quá nhiều vào một số công ty nước ngoài sản xuất và cung cấp thức ăn thủy sản trên thị trường đã dẫn đến tình trạng người nông dân buộc phải chấp nhận giá tăng cao do không có lựa chọn nào khác.
 
Giá thức ăn dành cho tôm trong 3 năm qua đã tăng 30%

Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cùng các cơ quan có liên quan tham gia vào kiểm tra, xem xét khả năng chuyển giá của các công ty nước ngoài sản xuất thức ăn thủy sản, có thể coi là tín hiệu dứt khoát của chính phủ nhằm bảo vệ người nông dân, trước tình trạng giá thức ăn thủy sản tăng cao.
 
Thực tế giá thức ăn thủy sản tăng không phải là chuyện mới xảy ra trong năm nay. Hội Nghề cá Việt Nam, trong một báo cáo về ngành nuôi tôm hồi đầu tháng này, đã chỉ ra giá thức ăn dành cho tôm trong 3 năm qua đã tăng 30%, trong khi giá bán tôm so với 3 năm về trước lại giảm 30%. Việc giá đầu vào và giá bán tỷ lệ nghịch với nhau đã gây khó khăn không nhỏ cho người nông dân và ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Chỉ đạo của chính phủ về điều tra giá bán thức ăn thủy sản của các doanh nghiệp FDI vừa qua cũng có thể coi là một câu hỏi, liệu có sự thao túng hay liên kết tăng giá thức ăn thủy sản trên thị trường? Nhưng tại sao việc kiểm tra lại chỉ nhắm vào các doanh nghiệp FDI.
 
Theo thống kê của Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, cả nước hiện nay có hơn 200 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, chiếm đa số là doanh nghiệp nội. Doanh nghiệp ngoại chỉ chiếm số nhỏ, nhưng xét về thị phần thì đang chiếm tới hơn 60% thị phần. Nếu xét riêng phân khúc thức ăn thủy sản, theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, hiện tại các doanh nghiệp FDI dù có số lượng ít hơn, nhưng lại đang nắm trong tay 80% thị phần trên thị trường thức ăn thủy sản. Trong đó, hầu hết thị phần thuộc về các doanh nghiệp như Uni-President, CP, Tomboy, Cargill hay Green Feed.
 
Đáng lưu ý, các doanh nghiệp nước ngoài như Cargill, Uni-President hay CP đều liên tục có kế hoạch phát triển, xây dựng thêm nhà máy và mở rộng công suất sản xuất. Tính riêng Uni-President, hiện thức ăn nuôi tôm của công ty trên thị trường Việt Nam cũng chiếm khoảng 1/3 thị trường, thức ăn dành cho cá da trơn chiếm gần 10% thị trường. Ngoài 3 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng hàng năm là 300.000 tấn đang có, họ còn đang đầu tư 20 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy nữa ở Quảng Nam, công suất 100.000 tấn một năm. Ở thị trường con giống, Uni-President Việt Nam đang có một nhà máy sản xuất từ 1 - 2 tỷ con tôm giống mỗi năm và đang xây dựng thêm một nhà máy tương tự tại Quảng Trị. Công ty Green Feed cũng đã tăng vốn đầu tư lên 80 triệu USD, từ 25 triệu USD lúc ban đầu, với kế hoạch ngoài 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hiện nay, họ sẽ đầu tư mạnh vào sản xuất con giống thủy sản chất lượng cao để cung cấp cho thị trường Việt Nam trong năm nay.
 
Với vị trí thống lĩnh thị trường như vậy, các doanh nghiệp FDI đang có lợi thế trong việc chi phối giá cả trên thị trường. Vì nếu như khách hàng không mua sản phẩm của những doanh nghiệp này, thì sự lựa chọn thay thế cũng không có nhiều, khi các doanh nghiệp có năng lực sản xuất kém hơn và chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ cũng kém hơn.
 
Hội Nghề cá Việt Nam, trong báo cáo của mình, cũng nêu rõ sự lỏng lẻo trong quản lý giá cả đã dẫn đến tình trạng giá thức ăn thủy sản liên tục tăng chứ không có giảm. Điều này khiến giá bán thủy sản sẽ phải tăng theo, và hệ quả là xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như tôm hay các sản phẩm cá da trơn sẽ cao giá hơn giá sản phẩm từ các nước như Ấn Độ hay Indonesia.
 
Chưa biết kết quả cuộc kiểm tra do các Bộ Tài chính, Công Thương và cơ quan liên quan khác sẽ ra sao, nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, các doanh nghiệp FDI sẽ rất dễ lợi dụng vị thế chi phối thị trường của mình để tiếp tục tăng giá.
 
Như Ngọc (Diễn đàn doanh nghiệp)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 119

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 42569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1243026

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72925735