07:47 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may

Chủ nhật - 23/09/2012 20:28
Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, chi phí đầu vào tiếp tục tăng đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam.
 

 
May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty CP may 10.   Ảnh: ÐĂNG ANH  
 
Làm thế nào để hoàn thành mục tiêu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 17 đến 18 tỷ USD, tiếp tục là ngành dẫn đầu cả nước về xuất khẩu đang là câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may.

Thiếu đơn hàng xuất khẩu

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), Phó Tổng Giám đốc (TGÐ) thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường, khoảng 15% số DN của Vitas đang  khó khăn, thiếu đơn hàng sản xuất, chỉ những DN lớn có uy tín, có khách hàng ổn định mới có hợp đồng sản xuất đến quý IV năm 2012. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas Ðặng Phương Dung đánh giá,  những năm trước, chủ yếu nhà nhập khẩu đi tìm nhà xuất khẩu, nhưng năm nay những thị trường nhập khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công, thất nghiệp, khiến nhu cầu hàng dệt may có xu hướng giảm, nhiều khách hàng đã giảm đơn hàng, thậm chí những công ty bán lẻ phải đóng cửa. Tám tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường chính  như Mỹ tăng 8,5%. EU giảm 1%, Nhật Bản tăng 20%, Hàn Quốc tăng 20%. Ðồng thời, các nước cung cấp hàng dệt may lớn trên thế giới điều chỉnh giá bán để cạnh tranh, cho nên đơn giá làm hàng xuất khẩu giảm từ 5 đến 7%.

Thiếu đơn hàng, đồng nghĩa thu nhập sụt giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, người lao động thường bỏ việc để đi tìm việc làm khác có thu nhập tốt hơn khiến các DN càng khó khăn thêm về nguồn nhân lực. Tình trạng này diễn ra khá căng thẳng với nhiều DN trong ngành, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Hà Nội, các khu công nghiệp tập trung... Chi hội Dệt May Phú Thọ cho biết, bước vào sản xuất đầu năm các DN khu vực tỉnh Phú Thọ thiếu hàng sản xuất, DN phải sản xuất cầm chừng, một số cơ sở nhỏ phải dừng sản xuất vì không có đơn hàng, các DN có đơn hàng phải chấp nhận giảm giá gia công từ 15 đến 20% so năm 2011. Sang quý II năm 2012 nhiều DN đã có đơn hàng sản xuất nhưng phải chấp nhận mức giá thấp, bên cạnh đó, một khó khăn lớn với DN là tình trạng biến động lao động từ 30 đến 40% so cùng kỳ.

Trong khi phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất, nhiều DN dệt may còn lo lắng trước thông tin chính sách ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu nhập khẩu có thể bị hủy bỏ sẽ làm cho việc duy trì sản xuất càng trở nên khó khăn hơn, phải tăng vốn lưu động, tăng chi phí vốn vay. DN khó giảm thiểu chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Chủ tịch HÐQT kiêm TGÐ Tổng Công ty cổ phần May Ðồng Nai Bùi Thế Kích dẫn chứng, là DN đã có uy tín với khách hàng cho nên DN luôn nhận được những đơn hàng của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Asics, Cabelas, Onisuka, Xebec... song, quý IV năm 2012, các thương hiệu này giảm sản lượng đặt hàng, do đó đơn hàng của DN này giảm khoảng 5 đến 10% trong khi chi phí đầu vào lại tăng 15%. Dự kiến năm nay, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 47 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra và như vậy lợi nhuận của DN sẽ giảm từ 10 đến 15%. Việc có thể hủy bỏ chính sách ân hạn thuế chín tháng sẽ làm cho chi phí tín dụng bảo lãnh thuế nhập khẩu nguyên liệu của DN tăng, phải đóng tiền thuế nguyên liệu trước, làm giá thành sản phẩm tiếp tục tăng và khách hàng sẽ phải cân nhắc khi đặt hàng.

Bên cạnh những bất lợi nêu trên, các DN dệt may Việt Nam còn gặp khó khăn về chi phí đầu vào tăng như giá điện, xăng, dầu, chi phí vận chuyển, tiền lương, bảo hiểm người lao động... tăng từ 5 đến 15% so cùng kỳ năm trước. Việc thực hiện thu thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho túi ni-lông (dùng cho bao gói sản phẩm) từ ngày 1-1-2012 làm giá thành túi tăng gấp hai lần. Lãi suất cho vay ngân hàng được công bố giảm, nhưng thực tế các DN khó tiếp cận vốn vay, nhất là đối với việc vay vốn dài hạn và trung hạn để đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Giám đốc điều hành Tổng công ty Cổ phần May 10 Thân Ðức Việt chia sẻ, với uy tín của DN, có thương hiệu, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ... khi Tổng công ty có nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy mới, đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương thì nhiều ngân hàng chủ động chào lãi suất cho vay cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều DN vừa và nhỏ chưa có đủ uy tín để ngân hàng tin tưởng thì lại khó vay được vốn. Việc Ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất đối với khoản vay cũ xuống mức 15%/năm được cho là tích cực đối với các DN, song DN kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục được giảm thêm.

Tập trung công tác thị trường

Phó Chủ tịch Vitas Lê Tiến Trường cho rằng, với lợi thế về ổn định chính trị - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, có thị trường xuất khẩu và có lao động tay nghề, chi phí lao động thấp, thì ngành dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh để cạnh tranh xuất khẩu ngay trong giai đoạn suy thoái của kinh tế thế giới. Ðể thực hiện mục tiêu năm 2012, toàn ngành đạt kim ngạch xuất khẩu từ 17 đến 18 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam, trong đó hạt nhân là các DN của Vinatex cần tập trung công tác thị trường, xúc tiến thương mại. Ðây là khâu quan trọng trong giai đoạn khó khăn hiện nay để bù đắp cho những thị trường đang bị giảm đơn hàng. Bên cạnh việc duy trì thị trường chính, thị trường truyền thống, các DN cần quan tâm mở rộng tìm kiếm thị trường mới tiềm năng như Hàn Quốc, Ca-na-đa... đồng thời tăng cường xuất khẩu sản phẩm sợi sang thị trường Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Ðông, châu Phi. Xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như veston, sơ-mi, quần âu cao cấp và tích cực đầu tư, chuẩn bị các điều kiện phát triển cũng như cạnh tranh xuất khẩu ngay sau khi kinh tế thế giới có tín hiệu hồi phục.

Vitas đang trình Chính phủ cho phép ngành dệt may được miễn giảm  thuế giá trị gia tăng trong vòng từ ba đến sáu tháng, đồng thời, tăng tỷ lệ được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của DN xuất khẩu từ 10%  lên 15% nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm cả xuất khẩu lẫn nội địa. DN dệt may đang mong đợi thành công của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để hàng dệt may Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, DN cũng nỗ lực tìm kiếm thị trường ngách để thúc đẩy xuất khẩu. Các chương trình xúc tiến thương mại trong thời gian tới cũng cần làm tốt hơn nữa, nhất là tìm kiếm bạn hàng, thông tin DN để tiếp cận thị trường đạt hiệu quả. Ngoài ra, từng DN cần tự tái cấu trúc từ phương diện quản trị, sản xuất đến sản phẩm, thị trường... để duy trì hoạt động xuất khẩu hiệu quả, vượt qua khó khăn. Cùng với việc thực hành tiết kiệm, bố trí lại dây chuyền sản xuất, nhiều DN quan tâm đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao để có khả năng nhanh nhạy nắm bắt diễn biến thị trường xuất khẩu, tăng năng suất lao động và tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu có giá cạnh tranh, qua đó chủ động cho sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Ðể ổn định lực lượng lao động tham gia sản xuất, Vitas khuyến khích các DN đầu tư các nhà máy may về các địa phương. Các Tổng công ty như May 10 đầu tư mở rộng sản xuất tại Thái Bình, Thanh Hóa; May Ðồng Nai đầu tư nhà máy tại thị xã Ðồng Xoài (Bình Phước); Dệt may Hòa Thọ mở rộng nhà máy may veston tại Hòa Thọ; May Ðức Giang đầu tư nhà máy may Hưng Nhân (Thái Bình)...

LIÊN HOA và HỒNG ANH
Nguồn:nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 43256

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 994285

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72676994