12:45 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngân hàng sẽ tiếp tục bơm vốn cho chuỗi giá trị lúa gạo

Thứ ba - 23/02/2016 21:28
Với lượng hợp đồng chưa giao trong quý I/2016 khoảng gần 1,2 triệu tấn gạo, nhiều khả năng VFA sẽ không đề xuất tạm trữ lúa gạo trong vụ Đông Xuân 2015-2016

Giá lúa ổn định, doanh nghiệp tăng mua

Trao đổi tại Hội nghị “Bàn về phát triển thị trường xuất khẩu gạo năm 2016 cũng như các năm tới” diễn ra ngày 22/2 tại TP.HCM, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký nhưng chưa giao hàng của các DN còn khoảng 1,2 triệu tấn, trong đó có khoảng gần 400 ngàn tấn từ các hợp đồng tập trung và 800 ngàn tấn từ các hợp đồng thương mại.

Theo ông Năng, hiện nay các địa phương đã bắt đầu thu hoạch vụ Đông Xuân 2015-2016, tuy nhiên giá lúa vẫn đang ổn định ở mức khá cao (khoảng 5.100-5.300 đồng/kg đối với lúa khô, hạt dài), một số khu vực giá lúa có giảm 400-500 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2015, nhưng về cơ bản đà rớt giá sẽ không phổ biến bởi từ đầu năm đến nay các DN ký thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu nhỏ và tăng cường thu mua nguyên liệu.

Tín dụng ngân hàng từ năm 2015 đã gánh vác thay cho ngân sách để tạm trữ lúa gạo

Đánh giá về việc cân đối nguồn cung lúa gạo xuất khẩu trong vụ Đông Xuân, ông Năng cho rằng, năm nay do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn cộng với một lượng lúa trổ sớm hơn mọi năm nên sản lượng lúa hàng hóa ở khu vực ĐBSCL khi rộ vụ có thể chỉ đạt khoảng gần 4 triệu tấn, thấp hơn so với các năm trước.

Hiện các DN xuất khẩu đã đăng ký hợp đồng được hơn 1,6 triệu tấn và nhiều khả năng trong các tháng tiếp theo sẽ có thêm các hợp đồng thương mại mới. Do vậy kỳ vọng mua hết lượng lúa hàng hóa trong dân khi rộ vụ Đông Xuân khoảng 1-2 tháng tới là có thể đạt được mà chưa cần phải đề xuất Chính phủ thực hiện giải pháp tạm trữ như mọi năm.

Tiếp tục hợp tác đầu tư chuỗi giá trị

Trả lời câu hỏi của TBNH liên quan đến việc phối hợp giữa các DN xuất khẩu gạo, đặc biệt là Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) với các NHTM trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và thương hiệu lúa gạo trong thời gian qua, ông Năng cho rằng về cơ bản các ký kết hợp tác tín dụng giữa Vinafood 2 với các NHTM như LienVietPostBank, VietBank và HDBank… thời gian qua đã được thực hiện khá tốt.

Hiện Vinafood 2 nói riêng và VFA nói chung đã soạn thảo một “chương trình hành động” cụ thể, trong đó nhắm đến 2 mục tiêu cơ bản là xây dựng chuỗi lúa gạo khép kín và xây dựng thương hiệu lúa gạo quốc gia.

Bản dự thảo của chương trình này đã được thông qua các chuyên gia trong ngành lúa gạo, dự kiến đến cuối quý I/2016 sẽ hoàn thành một cách cụ thể để trình lên các bộ, ngành liên quan và triển khai đến các hội viên VFA cũng như các công ty thành viên của Vinafood 2.

Chính vì thế, trong năm nay việc kết hợp với các NHTM để cung ứng nguồn vốn tín dụng nhằm xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo từ khâu sản xuất giống đến khâu gieo trồng, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu sẽ tiếp tục được các DN đẩy mạnh.

Theo đó, tùy vào từng hợp đồng ký kết hợp tác cụ thể, Vinafood 2 và các NHTM sẽ tiến hành đầu tư vào các mô hình chuỗi theo những cách thức khác nhau. Trong đó, nguồn vốn từ các NHTM có thể được rót trực tiếp xuống Vinafood 2 và các công ty thành viên thông qua các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp theo từng khâu đoạn của quá trình sản xuất - chế biến - xuất khẩu hoặc các NHTM sẽ căn cứ vào năng lực và cơ hội kinh doanh của mình để tập trung cho vay vào một hoặc một số khâu đoạn trong quá trình sản xuất - kinh doanh của chuỗi liên kết.

Riêng về việc xây dựng thương hiệu lúa gạo, ông Năng cho rằng trong năm nay VFA sẽ tập trung vào một số chiến lược cụ thể như: xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu cho từng DN, chứng minh và thuyết phục người tiêu dùng trong nước. Tiếp đó sẽ phối hợp với các bộ, ngành tổ chức lại hệ thống giống, hệ thống canh tác và hệ thống hỗ trợ pháp lý, tài chính cũng như hậu cần logistics.

Để làm được việc này, theo ông Năng hiện nay ngoài sự nỗ lực của các DN xuất khẩu gạo trong việc chủ động tìm kiếm hợp tác từ các NHTM, các viện, trường và các đơn vị hỗ trợ phát triển chuỗi phân phối thì bản thân các bộ, ngành và địa phương cần nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc khi triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp như Nghị định 210 về khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn và Quyết định 68 về hỗ trợ cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Bởi đến thời điểm này, trong khi Nghị định 210, Chính phủ đưa ra nhiều quy định hỗ trợ tài chính như: tài trợ một phần chi phí dự án; miễn, giảm các mức thuế phải nộp; hỗ trợ chi phí vận chuyển… nhưng do các thông tư hướng dẫn chưa thể hiện rõ ràng các tiêu chí phân loại dự án và thủ tục thẩm định dự án và thanh quyết toán các khoản hỗ trợ nên các DN chưa tiếp cận được.

Trong khi đó, Quyết định 68 mặc dù đã được triển khai thực hiện 2 năm nay nhưng, trong các văn bản hướng dẫn mới chỉ tập trung vào nhóm hộ nông dân, hợp tác xã mà chưa đề cập gì đến hỗ trợ DN. Vì thế các DN chế biến xuất khẩu gạo nói riêng và các DN ngành nông-thủy sản nói chung chưa nhận được các hỗ trợ từ chính sách này.

Theo thống kê của VFA tính đến 31/1/2016, xuất khẩu gạo cả nước đạt 416.770 tấn, giá trị FOB đạt 169 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2015, số lượng tăng 88,03%, trị giá tăng 70,99%. Lũy kế ký hợp đồng đến thời điểm hiện nay là 1,601 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung là 645.000 tấn (chiếm 40,29%), hợp đồng thương mại là 950.000 tấn (chiếm 59,71%).

Tính đến ngày 18/2, các tỉnh, khu vực ĐBSCL đã xuống giống vụ Mùa 2015 được khoảng 174.000 ha/190.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch khoảng 140.000 ha với năng suất 4,8 tấn/ha; vụ Đông Xuân 2015-2016 đã xuống giống được khoảng 1,540 triệu ha/ 1,560 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch khoảng 160.000 ha với năng suất 6,5 tấn/ha.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 101


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1284692

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72967401