18:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nỗi lo của nông dân nuôi bò

Thứ sáu - 19/02/2016 23:13
Lâm Đồng là tỉnh có tổng đàn bò sữa lớn nhất miền Trung - Tây Nguyên và đạt năng suất sữa bình quân cao nhất nước (6 tấn/chu kỳ/con) nhưng vẫn còn nhiều trăn trở khi vào “sân chơi” mới TPP.
Nỗi lo của nông dân nuôi bò

Nỗi lo của nông dân nuôi bò

Vài năm gần đây, đàn bò sữa ở Lâm Đồng tăng khá nhanh về số lượng, hiện tổng đàn đã lên đến 16.000 con, trong đó khoảng 60% đang được khai thác sữa. Có những nông dân như anh Nguyễn Hữu Tuấn (tuổi ngoài 40, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương) đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng lập trang trại rộng 6ha trồng cỏ, ngô… và xây dựng hàng ngàn mét vuông chuồng trại để nuôi hơn 200 con bò sữa, mỗi ngày bán bình quân từ 1,3 - 1,5 tấn sữa.

Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, năng suất sữa của đàn bò sữa tại địa phương đạt mức bình quân 20 kg/ngày/con, tương đương 6 tấn/chu kỳ/con. Cá biệt, tại huyện Đơn Dương, có những đàn bò sữa cho năng suất bình quân 22 kg/ngày/con (hơn 6 tấn/chu kỳ/con). Lâm Đồng cũng là nơi đứng chân của hầu hết các công ty sữa hàng đầu Việt Nam.

Các chuyên gia ngành chăn nuôi nhận định nguyên nhân chủ yếu là do địa phương này cùng với Mộc Châu (Sơn La) có điều kiện khí hậu thích hợp cho sự phát triển của bò sữa, sẵn có thức ăn cho bò trong tự nhiên, thuận lợi trong việc gieo trồng các loại nguyên liệu làm thức ăn cho bò như cỏ, ngô, rau.

Mặt khác, Lâm Đồng có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến sữa. Chẳng hạn, khi ký kết văn bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2015 - 2020, Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng từ 2 - 3 trang trại chăn nuôi bò sữa với tổng đàn khoảng 10.000 con, còn Vinamilk cam kết cùng với việc đầu tư các cơ sở chế biến, đông lạnh, tiệt trùng, cung cấp giống bò sữa chất lượng cao, sẽ đảm bảo thu mua khoảng 90% sữa nguyên liệu cho nông dân địa phương.

Cán bộ chức năng của Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết địa phương có 2 mô hình liên minh chăn nuôi bò sữa được tham gia dự án “Cạnh tranh nông nghiệp” do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Kết quả, 65 nông hộ của tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sữa Cầu Sắt (huyện Đơn Dương) và 94 nông hộ của THT chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng) cùng với doanh nghiệp tham gia liên minh là Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt (Dalatmilk) đều đạt mức tăng trưởng cao. Đàn bò sữa của THT Cầu Sắt tăng từ 191 lên 298 con, đàn bò sữa THT Hiệp Thạnh tăng từ 432 lên 724 con; năng suất, giá sữa đều tăng; lợi nhuận của HTX tăng gấp nhiều lần và doanh nghiệp tăng từ 62% đến cả 100%.

Lo doanh nghiệp nợ tiền sữa

Chủ nhiệm Dương Ngọc Luận quả quyết khả năng tăng đàn của bò sữa Lâm Đồng là rất lớn bởi nguồn thức ăn cho gia súc dồi dào, nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất là đầu ra cho sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp đều khống chế lượng sữa thu mua, thậm chí năm nay, Cô gái Hà Lan còn giảm 10% lượng sữa bò thu mua tại các nông hộ. Có doanh nghiệp nợ tiền sữa của các nông hộ tới vài tháng. Nhiều nông dân bị vô thế phải tiêu thụ cám của các đại lý “liên kết” với đơn vị thu mua sữa, nếu không sẽ bị o ép đủ bề khi mang sữa tươi đến bán.

Theo các chuyên gia, hiện sản lượng sữa tươi của Việt Nam chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước, 70% nguyên liệu còn lại do các công ty nước ngoài kiểm soát. Thời gian gần đây, giá sữa của thế giới giảm đáng kể. 1kg sữa quy chuẩn chất lượng trên thị trường thế giới phổ biến ở mức dưới 10.000 đồng.

Khi gia nhập TPP, với mức thuế giảm về 0% thì giá sữa nguyên liệu nhập từ nước ngoài sẽ tiếp tục giảm. Trong khi tại Việt Nam, giá 1kg sữa quy chuẩn lên tới 12.000 - 14.000 đồng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là quy mô trung bình của các trang trại chăn nuôi bò của nước ta đều thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ trong các khu dân cư vẫn còn rất phổ biến.

Vấn đề cấp thiết đặt ra là các ban ngành chức năng phải định hướng, hỗ trợ tái cơ cấu phương thức sản xuất chăn nuôi để chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang trang trại. Người chăn nuôi bò sữa và doanh nghiệp ở Việt Nam sớm tiến hành rà soát lại toàn bộ các khâu tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ để hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

Nhiều năm qua, Lâm Đồng đã quy hoạch vùng bò sữa một cách khá bài bản và từng bước triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2020, địa phương sẽ nâng tổng đàn lên khoảng 40.000 con với sản lượng sữa mỗi năm đạt khoảng 180.000 tấn.

Theo Kim Anh/Tiền phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 462

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 461


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 675021

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70902336