23:49 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân... tiếc rẻ nhìn lúa, tôm tăng giá

Thứ năm - 13/09/2012 20:36
Sau khi hết thời gian thu mua tạm trữ lúa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa tại vùng ĐBSCL lại nhích lên từng ngày. Thời điểm này, giá tôm sú nguyên liệu cũng đang tăng. Tuy nhiên, cả 2 loại cây trồng, vật nuôi liên quan trực tiếp đến hầu hết nông dân vùng ĐBSCL đều đã hết mùa khiến nông dân tiếc hùi hụi...
 
Giá lúa tăng, nông dân chẳng vui vì... hết lúa. Ảnh: N.H

Nghe lúa, tôm tăng giá mà buồn

Ông Trần Văn Hiền ở ấp Tà Ben (xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) thu hoạch 12 tấn lúa hè thu cách đây 20 ngày, bán với giá 4.200 đồng/kg. Ông Hiền tiếc rẻ: “Bây giờ thương lái mua tận ruộng giá 5.200 đồng/kg rồi. Phải chi lúc trước mua giá này tôi đỡ quá, lời nhiều rồi. Hổng biết các doanh nghiệp làm ăn thế nào mà trong thời gian mua tạm trữ thì giá lúa rẻ, hết hạn giá lại tăng!”.

Huyện Hồng Dân có trên 12.000ha diện tích sản xuất lúa hè thu, thu hoạch xong từ cuối tháng 8. Theo Phòng NNPTNT huyện, thời điểm nông dân thu hoạch rộ, thương lái  mua lúa trung bình 4.200 -  4.500 đồng/kg. Hiện giá lúa đã lên đến 5.300 đồng/kg, trong khi hầu hết nông dân không còn lúa bán. Theo cách tính của nông dân huyện Hồng Dân, mỗi ha lúa hè thu họ mất từ 5 - 6 triệu đồng do mức chênh lệch giá.

Tại Sóc Trăng, giá lúa thơm cũng nhích lên từng ngày cho đến đầu tháng 9. Mức tăng trung bình từ 500 - 1.000 đồng/kg so với mức giá từ đầu vụ. Trớ trêu là, giá tăng ngay thời điểm nông dân không còn lúa.

Tương tự, giá tôm sú nguyên liệu thời gian gần đây cũng tăng lên. Mức tăng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg tùy  loại. Cụ thể, tôm 20 con/kg thương lái mua giá 195.000 - 200.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, cao hơn mức giá đầu năm từ 15.000 - 17.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Đấu ở xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) mới bán 4 tấn tôm sú vào ngày 23.8 với giá chỉ 112.000 đồng/kg loại 30 con/kg, tiếc ngẩn ngơ: “Biết giá tăng như vầy tui neo lại rồi chớ đâu có thu hoạch sớm như vậy. Tính ra tui mất cả chục triệu đồng tiền chênh lệch giá!”.

Theo thống kê của sở NNPTNT các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, hiện tôm nuôi đã hết mùa. Do năm nay thời điểm đầu vụ tôm nuôi thường xuyên gặp dịch bệnh nên diện tích nuôi theo mô hình công nghiệp – bán công nghiệp giảm; năng suất thấp. Hiện lượng tôm nguyên liệu còn lại trong dân không nhiều. Chính vì vậy, giá tôm sú nguyên liệu tăng không làm cho người nuôi tôm vui.

Khó dự đoán tương lai

Theo Hiệp hội Chế biến lương thực miền Nam, giá lúa tăng do hợp đồng bán gạo giữa các Cty với đối tác xuất khẩu tăng lên nên doanh nghiệp tăng giá mua theo hướng có lợi cho nông dân. Hoàn toàn không có việc kềm giá, ép nông dân trong thời gian qua.

Cũng cùng quan điểm này, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, giá tôm nguyên liệu tăng do các nước nuôi tôm xuất khẩu lớn cạnh tranh với Việt Nam  (Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc...) đã hết tôm.

Mặc khác, tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã giảm mức thuế chống phá giá nên giá có chiều hướng tăng. Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch Vasep - dự đoán: “Mức tăng này chưa thật sự bền vững do Nhật Bản áp dụng kiểm tra 100% các lô tôm xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh đó, có khả năng đến tháng 11 các nước phục hồi lại nuôi tôm nên giá sẽ có chiều hướng giảm”.


Giá tôm sú nguyên liệu tăng ở thời điểm người nuôi hết tôm. Ảnh: N.H

Trong khi đó sở NNPTNT các địa phương  ven biển ĐBSCL lại lúng túng trước câu hỏi của người dân: Liệu giá tôm, giá lúa có tăng vào vụ tới? Ông Phan Minh Quang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu - phân trần: “Chuyện giá nguyên liệu tăng - giảm do nhiều yếu tố khác nhau. Sở NNPTNT chỉ làm công tác chuyên môn, phục vụ hướng dẫn bà con sản xuất; còn quyết định về giá do ngành công thương và tài chính”.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng - phân tích: “Hạt lúa, con tôm do nông dân làm ra hiện nay bán hầu như thông qua hàng xáo và đại lý. Nhà nước chưa với tay đến người nông dân. Chính vì vậy, rất khó dự đoán sắp tới giá lúa, giá tôm tiếp tục tăng hay giảm.

Mặt khác, 2 mặt hàng này chủ yếu phục vụ xuất khẩu, mà xuất khẩu thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy, dự đoán thị trường đối với 2 mặt hàng này là rất quan trọng. Tiếc rằng cho đến nay, công tác dự đoán, dự báo chưa thật sự tốt; người dân chưa thật sự có thông tin”.

Hạt gạo, con tôm do nông dân làm ra, nhưng họ không định đoạt được giá bán. Trong bối cảnh đó, nông dân làm sao biết phải làm gì đối với lời kêu gọi sản xuất theo nhu cầu của thị trường!?

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 973040

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72655749