01:47 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thị trường gạo tháng 4 năm 2013 ở một số nước châu Á

Thứ bảy - 13/04/2013 08:35
Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, sản lượng gạo thế giới năm 2012 đạt 484 triệu tấn (tương đương 730,2 triệu tấn lúa) tăng 9% so với năm 2011 (723,7 triệu tấn). Con số này phản ảnh năm 2013 xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn, những nước nhập khẩu gạo truyền thống ở châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines đều trúng mùa. Dự báo sang năm 2013 sản lượng gạo đạt 488,6 triệu tấn do ngoại trừ Ấn Độ và Brazil, sản lượng gạo của các nước đều tăng (bảng 1)

Bảng 1: Sản lượng, xuất khẩu và dự  trữ gạo của một số nước trên thế giới theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO tháng 2/2013

Sau đây là diễn biến thị trường tiêu thụ gạo ở một số nước châu Á quí 1 năm 2013

1. Thái Lan:

Đến cuối tháng 3 năm 2013, Thái Lan đứng trước áp lực phải bán hết số lúa dự  trữ trong kho để thu hồi vốn để tiếp tục thu mua lúa của nông dân. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2013 Thái Lan sẽ xuất khẩu 8 triệu tấn gạo, tăng 15% so với con số 6,9 triệu tấn năm 2012. Trong đó gạo thơm xuất được 2 triệu tấn, tăng 5% so với 2012. Tuy nhiên, lượng gạo đồ xuất khẩu dự báo chỉ còn 2,2%, do Nigeria là nước mua gạo đồ chính của Thái Lan nâng thuế nhập khẩu. Từ đầu tháng 10/2012 đến cuối tháng 2/2013, chính phủ Thái đã thu mua từ vụ lúa chính của nông dân được 11 triệu tấn lúa (tương đương 7 triệu tấn gạo). Trong đó có 6,4 triệu tấn lúa hạt dài, 3,7 triệu tấn lúa thơm và 0,6 tấn lúa nếp. Hiện kho dự  trữ gạo của Thái Lan lên đến 16 triệu tấn, trong đó có 9 triệu tấn từ năm 2011

Với lý do trên đến đầu tháng 4/2013, Bộ Thương mại dự kiến giải phóng 7 triệu tấn gạo để có tiền tiếp tục thu mua lúa của nông dân niên vụ 2013-14. Lượng gạo này được bán qua giao dịch giữa chính phủ với chính phủ hoặc qua phiên giao dịch bán đấu giá và tiêu thụ gạo trong nước. Các giao dịch này đang triển khai với chính phủ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nigeria và Nam Phi, qua thuyết phục họ được lợi lớn khi mua gạo Thái, nhưng chính phủ của các nước này chưa chốt lại số lượng, giá cả và thời điểm giao hàng. Bộ Thương mại Thái dự kiến sẽ thu hồi 180 tỷ Baht (tương đương 6 tỷ USD) qua xuất khẩu 7 triệu tấn số gạo cũ tồn kho bán giá thấp để cạnh tranh với Việt Nam. Bộ đưa ra giá bán 857 USD/tấn (6 tỷ USD/ 7 triệu tấn gạo) trong khi giá gạo Thái 100% B chỉ có 550 USD/tấn. 

Nhưng bán gạo giá thấp gây thiệt hại đáng kể cho ngân sách, đến nay chính phủ đã chi 376 triệu Baht (tương đương 12,5 tỷ USD) để mua 21,7 tấn lúa từ tháng 10/2011 đến 9/2012 và phải chi tiếp 410 tỷ Baht (tương đương 13,6 tỷ USD) để mua 18 triệu tấn lúa niên vụ 2012-13. Chính chương trình mua trợ giá đã làm lượng gạo xuất khẩu năm 2012 của Thái Lan giảm 37% chỉ còn 6,73 triệu tấn. Theo Bộ Thương mại Thái, chương trình trên làm chính phủ thiệt hại 80 tỷ Baht/năm (tương đương 2,6 tỷ USD). Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới ước tính thiệt hại này phải là 150 tỷ Baht/vụ (khoảng 5 tỷ USD/vụ hay 1,5 GDP), trong khi Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (Thailand Development Research Institute  TDRI) cho biết con số thiệt hại lên đến 170 tỷ baht (tương đương 5,6 tỷ USD). Kho dự  trữ gạo của Thái Lan theo Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo lên đến 12 triệu tấn vào cuối năm 2013, tăng 25% so với năm 2012.

2. Philippines

Philippines và Cambodia đã ký hiệp ước tăng lượng gạo giao dịch giữa 2 nước trong 2 năm tới. Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) cho biết Cơ quan Lương thực Quốc gia được phép nhập gạo của Cambodia qua Công ty Quốc doanh Green Trade.

Philippines đã đạt mục tiêu tự túc lúa gạo trong năm nay. Tuy nhiên họ vẫn nhập 187,000 tấn để dự  trữ. Cơ quan Lương thực Quốc gia NFA bắt đầu nhận đơn tham gia cung cấp 163,000 tấn gạo từ 10/4/ 2013. Trong đó phân cho Thái Lan (98,000 tấn), Trung Quốc (25,000 tấn), Ấn Độ (25,000 tấn) và Úc (15,000 tấn). Các nhà xuất khẩu Cambodia tăng lượng gạo xuất trong quí 1/2013, lên đến 95.228 tấn, gấp 3 lần con số 36.430 tấn cùng kỳ năm 2012. Mục tiêu của Cambodia là xuất khẩu 1triệu tấn gạo đến năm 2015.

Philippines còn có ý định cạnh tranh với Việt Nam và Thái Lan về xuất khẩu gạo cấp cao, họ đã xuất được 50 tấn gạo cấp cao sang Hong Kong, Dubai, và Mỹ vào tháng 4. Đây là loại lúa rẩy được xuất qua Mỹ với giá 1.000 USD/tấn. Chính phủ có kế hoạch xuất 200 tấn năm 2014.

Chính phủ Philippines quyết tâm tự túc lương thực qua phát triển lúa lai. Diện tích lúa lai tăng từ 281.397 ha năm 2013 dự kiến lên 350.000 ha năm 2014 thông qua giúp đở của các chuyên gia Trung Quốc.

3. Trung Quốc

Sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2013-2014 (tháng 7 năm trước đến tháng 6 năm sau) ước đạt 144 triệu tấn, tăng nhẹ so với con số 143 triệu tấn niên vụ 2012-13. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá lúa cao đã khuyến khích mở rộng diện tích trồng lúa lên đến 30,6 triệu ha, tăng 1% so với 30,3 triệu ha niên vụ 2012-13.

Tuy nhiên sản lượng lúa tăng không đuổi kịp tốc độ tăng trưởng tiêu dùng gạo trong nước, dân Trung Quốc ăn gạo tăng 3% từ 143 triệu tấn niên vụ 2012-13 lên 147 triệu tấn niên vụ 2013-14. Do đó, nhập khẩu gạo vào Trung Quốc ước tính tăng 4% từ 2,4 triệu tấn niên vụ 2012-13 lên 2,5 triệu tấn niên vụ 2013-14, biến Trung Quốc thành nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hầu hết lượng gạo nhập khẩu vào Trung Quốc là gạo cấp thấp lấy từ Việt Nam và Pakistan, nhưng Trung Quốc các nhập gạo cấp cao để cung ứng cho các khách sạn, nhà hàng và hệ thống siêu thị.

Niên vụ 2013-14, xuất khẩu gạo của Trung Quốc chỉ còn 200.000 tấn (chủ yếu sang Nhật và Hàn Quốc), giảm so với 300.000 tấn năm trước và 400.000 tấn niên vụ 2011-12.

Hình 1: Sản lượng và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013

3. Ấn Độ

Xuất khẩu gạo giảm xuống còn 864.000 tấn trong tháng 1/2013, giảm 22% so với tháng 12/2012. Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân giảm do nhu cầu gạo thường giảm và giá gạo trong nước tương đối cao so với tháng 12/2012.

Gạo thường xuất khẩu vào tháng 1/2013 đạt 544.000 tấn, giảm 33% so với 809.000 tấn xuất vào 12/2012. Tuy nhiên, gạo thơm basmati xuất khẩu lên đến 320.000 tấn trong tháng 1/2013 tăng 11% so với con số 287.000 tấn của 1 tháng trước đó.

Giá gạo niên vụ 2012-13 cao hơn bởi vì giá sàn thu mua của chính phủ được nâng 16%  trong năm nay, giá gạo nội địa tăng 12% so với cuối năm 2012. Tuy nhiên do chịu áp lực cạnh tranh với gạo xuất khẩu của Việt Nam, Myanmar và Pakistan nên gạo Ấn Độ cũng phải hạ giá. Năm 2013 Ấn Độ dự kiến xuất 8,1 triệu tấn, giảm 20% so với kỹ lục 10,6 triệu tấn năm 2012.

4. Việt Nam

Chính phủ Việt Nam vừa quyết định tăng 6% lượng gạo xuất khẩu từ 7,5 triệu tấn lên 8 triệu tấn năm 2013. Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh năm 2013, đã đạt 1,45 triệu tấn trong quí 1 năm 2013, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2012. Chủ tich Hội Lương thực Việt Nam (Vietnam Food Association -VFA)  cho biết mục tiêu xuất khẩu quí 2 là 2,2 triệu tấn, giảm nhẹ so với 2.5 triệu tấn năm 2012.

Đến cuối tháng 3/2013 hợp đồng được 3,57 triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhiều hợp đồng được ký sau khi VFA quyết định giảm giá sàn cho gạo 5% tấm vào cuối tháng 3/2013. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đang cố gắng kiềm giá trong hợp đồng xuất khẩu trước khi chính phủ Thái Lan tung lượng gạo tồn kho với giá rẽ. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu gạo đứng hạng nhì thế giới đạt 7,7 triệu tấn. Giá gạo tại Việt Nam hiện rẽ nhất trong khu vực. Theo tạp chí “Global food price monitor” (Giá lương thực toàn cầu) của tổ chức Lương nông Quốc tế FAO xuất bản 11/3/2013, giá gạo tại An Giang chỉ có 7.156 đồng/kg so với 8600 đồng/kg ở Myamar, 9.438 đồng/kg ở Cambodia, 9.900 đồng/ kg ở Ấn Độ, 17.960 đồng/kg ở Philippines, 18.052 đồng/kg ở Indonesia và 19.190 đồng/kg ở Trung Quốc. Giá gạo ở Philippines, Indonesia và Trung Quốc quá cao, vượt quá khả năng của người nghèo nên những quốc gia này cần nhập gạo Việt Nam để phân phối cho dân nghèo.

Nhìn chung, chính sách thu mua lúa với giá cao ở các nước trồng lúa châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Philippines đã khuyến khích nông dân các nước này thâm canh mở rộng diện tích trồng lúa, dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn. Đây là cơ hội để các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển màu trên đất lúa để giảm áp lực tìm kiếm đầu ra cho hạt gạo của nông dân làm ra.

Hình 2: Lượng gạo và giá bán xuất khẩu của Việt Nam hàng tháng từ 2010 - 2013

Hình 3: Giá gạo Việt Nam so với các nước châu Á (FAO, 3/2013)

Bảng 2: Giá gạo xuất khẩu của các nước trong tháng 4/2013

Loại gạo

Giá

Tăng giảm

Loại gạo

Giá

Tăng giảm

Thai 100% B

545-555

Thai 25%

525-535

Viet 5%

385-395

Viet 25%

355-365

Indian 5%

435-445

Pak 25%

365-375

Pak 5%

425-435

Indian 25%

385-395

US 4%

635-645

 

 

 

Uruguay 5%

620-630

 

 

 

Argentina 5%

620-630

 

 

 


Nguyễn Phước Tuyên

Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp (Bannhanong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 281


Hôm nayHôm nay : 29845

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1098329

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60106652