06:17 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu

Chủ nhật - 14/07/2013 06:24
Tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 11-2013 được Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức ngày 12-7, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), với chuyên đề “Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu” vần đề chất lượng và tình hình xuất khẩu gạo được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp đề cập đến.

Xuất khẩu gạo gặp nhiều áp lực

Năm 2010, gạo Việt Nam chiếm đến 21,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, với 6,75 triệu tấn. Kết thúc năm 2011, Việt Nam đã xuất 7,105 triệu tấn gạo và năm 2012, xuất khẩu gạo đạt 7,720 triệu tấn. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tình hình cân đối gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay: Tồn kho vụ đông xuân chuyển sang 1,6 triệu tấn gạo, lượng gạo hàng hóa sáu tháng cuối năm là 3,7 triệu tấn, tổng lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ là 5,3 triệu tấn. Trong sáu tháng đầu năm, Việt Nam xuất 3,48 triệu tấn gạo và kế hoạch xuất khẩu gạo sáu tháng cuối năm là 4 triệu tấn, để đạt tổng lượng xuất khẩu gạo cả năm là 7,5 triệu tấn.

Đại diện Tổng công ty Lương thực miền Nam cho rằng, tổng quan thị trường xuất khẩu gạo trong thời gian tới vẫn đang trong xu thế sụt giảm. Các nước xuất khẩu gạo trúng mùa, trong khi các nước nhập khẩu gạo truyền thống thì tăng sản lượng thu hoạch, giảm nhập khẩu. Cung cấp thừa từ các nước xuất khẩu, trong khi tồn kho của các nước nhập khẩu còn nhiều.

Vì vậy, trong những năm gần đây, gạo Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh lớn với gạo của Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, đặc biệt là gạo từ Myanmar. Lượng gạo tồn kho ở các quốc gia này đang lớn dần và nhu cầu giải phóng hàng hóa ngày càng đè nặng lên các nước xuất khẩu, trong khi đó gạo của các nước này giá thấp rất cạnh tranh. Các nước nhập khẩu lớn như các nước thuộc khu vực Châu Phi, Philippines, Indonesia, Malaisia… cũng giảm dần lượng gạo nhập khẩu và dần đẩy mạnh sản xuất trong nước để tiến tới tự cung tự cấp lương thực.

Theo ông Tôn Thọ Nhân, Trưởng Phòng Nông sản, Tổng công ty Lương thực miền Nam, hiện nay có nhiều yếu tố tác động đến thị trường gạo của Việt Nam như chính sách trợ giá mua lúa gạo của chính phủ Thái Lan và Ấn Độ. Yếu tố thứ hai, các nước đang tăng cường cạnh tranh để chiếm thị phần do cung đang có xu hướng thừa, mà Ấn Độ là nước làm rất tốt vấn đề này khi tăng thị phần bán gạo trắng vào Châu Phi từ 35% lên 47%, khiến thế giới kinh ngạc vì khả năng tiếp thị, bán hàng và tiến độ giao hàng của họ.

Yếu tố kế tiếp là chất lượng gạo xuất khẩu, trong khi chất lượng gạo của các nước ngày một cao thì hơn một thập kỷ qua Việt Nam không có bước tiến đáng kể nào ở khâu lúa giống, canh tác… nên xét trên cùng một loại, gạo Việt Nam luôn thua kém hơn những nước khác.

Xét đến lợi thế về cước phí vận chuyển, các nước Ấn Độ và Pakistan bán gạo vào thị trường Trung Quốc, Đông Phi hiệu quả hơn Việt Nam rất nhiều. Mặt khác sức chịu đựng của các doanh nghiệp Việt Nam yếu hơn doanh nghiệp của các nước do lãi vay ngân hàng cao, lệ thuộc lớn vào thời gian vay vốn, nên khi tới hạn trả nợ ngân hàng thì phần lớn các doanh nghiệp đều chịu sức ép trả nợ buộc phải bán ngay để thu tiền về kịp trả đúng hạn cho ngân hàng, nên phải bán giá thấp hơn mức kỳ vọng hợp lý.

Xây dựng thương hiệu gạo

Việc xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu từ nền tảng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu để đạt đến tính ổn định của chất lượng, sản lượng, thời gian và không gian cung ứng gạo theo nhu cầu là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục Trưởng Cục Trồng trọt, vấn đề xây dựng thương hiệu gạo đã được đặt ra từ rất lâu, tuy nhiên việc thực hiện còn chậm và chưa mang tính đồng bộ. Thời gian qua, một vài doanh nghiệp đã tiến hành với một vài thương hiệu gạo bước đầu đã gắn với người tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên với hàng trăm nhãn mác gạo khác nhau đang hiện diện trên thị trường, trong các siêu thị, cửa hàng, chợ… với đủ loại chất lượng, từ nguồn nguyên liệu sản xuất đến thu mua đóng gói; từ chất lượng chính thống của giống lúa, đến việc hỗn hợp, pha trộn với đủ loại mã số khác nhau khắp nơi trong cả nước, kể cả gạo nhập khẩu từ nước ngoài, đã tạo nên sự phong phú nhưng cũng phức tạp của thương hiệu gạo trong nước. Ngược lại, thương hiệu gạo để xuất khẩu thì dường như chưa có gì, trong khi lượng gạo xuất khẩu hằng năm của Việt Nam từ sáu đến bảy triệu tấn.

PGS.TS Phạm Văn Dư cho rằng, xây dựng thương hiệu phải đi từ cơ sở, từ nông dân làm ra sản phẩm. “Nhưng phải chăng bấy lâu nay, chúng ta xây dựng thương hiệu nông sản trên một lộ trình ngược khi để nông dân tự quyết định trồng loại gì, giống gì, tiêu chuẩn nào dựa trên cảm tính từ những tín hiệu đầy bấp bênh của thị trường. Vì vậy không thể đơn độc xây dựng thương hiệu được, mà Chính phủ, cùng các bộ, ngành, địa phương và nông dân cần hiệp lực, coi đây là khâu quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn”.

Theo ông Trương Thanh Phong, Tổng Giám đốc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, để xuất khẩu gạo ngày càng ổn định, bảo đảm thu nhập cho người nông dân, phát triển ngành lương thực theo hướng bền vững cần có những chính sách nhằm cải tiến chất lượng hạt gạo, nâng cao tỷ lệ thu hồi, bảo đảm đầu ra với giá cả hợp lý. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự tham gia của các thành phần cơ hữu: nhà nước, nông dân sản xuất lúa, doanh nghiệp và nhà khoa học, trong đó vai trò của nhà nước là chủ yếu.

Với tình hình nguồn vốn tự có rất mỏng, chính sách vay vốn từ các ngân hàng thương mại ràng buộc, nhiều yếu tố khắc khe thì các doanh nghiệp không thể có đủ vốn để đầu tư từ khâu gieo trồng đến khâu tiêu thụ như yêu cầu mà hầu hết nông dân.

Về xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, điều cơ bản trước tiên cần phải có các giống lúa có chất lượng, nhưng phải bảo đảm số lượng và chất lượng gạo theo từng phân khúc thị trường để quảng bá và tiếp thị. Nhưng đến khi có thị trường thì tính ổn định, bền vững của loại giống này phải được bảo đảm.

Nguồn: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 429


Hôm nayHôm nay : 33721

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 551223

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778538