18:25 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu nông sản 9 tháng đạt gần 30 tỷ USD, thu ròng hơn 6 tỷ USD

Thứ sáu - 28/09/2018 04:20
Theo kế hoạch đề ra, trong tháng 10 tới, ngành sẽ thu về thêm 3,65 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt khoảng 33,2 tỷ USD và bằng 82% mục tiêu cả năm 2018.
Xuất khẩu gạo tăng mạnh trở lại 9 tháng đầu năm 2018

Xuất khẩu gạo tăng mạnh trở lại 9 tháng đầu năm 2018

Thặng dư hơn 6,1 tỷ USD

Báo cáo 9 tháng đầu năm của Bộ NN&PTNT cho thấy, tháng 9, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước đạt 3,37 tỷ USD tăng 9,93% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu quý III đã đề ra.

Đóng góp nhiều nhất về kim ngạch trong tháng 9 là là nhóm nông lâm sản xuất khẩu chính: xuất khẩu nông sản chính đạt 1,63 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 784 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi ước đạt 38 triệu USD, thuỷ sản ước đạt 799 triệu USD

Lũy kế 9 tháng, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính ước đạt 15,16 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Gạo đạt 2,5 tỷ USD, tăng 23,2%; rau quả đạt 3,07 tỷ USD, tăng 17,1% (riêng rau đạt 473 triệu USD, tăng 27,8%; sản phẩm từ cao su đạt 523 triệu USD, tăng 21,1%.

Cà phê và hạt điều có khối lượng xuất khẩu tăng lần lượt là 20% và 6,8%, nhưng do giá xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu của 2 mặt hàng này chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Riêng các mặt hàng cao su, hồ tiêu tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị; xuất khẩu cao su đạt 1.055 nghìn tấn tăng 11% về lượng nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 1,45 tỷ USD, giảm 10%. Tương tự, hồ tiêu đạt 195 nghìn tấn, tăng 8% về lượng nhưng giảm 33,6% về giá tị.  Riêng chè giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,395 tỷ USD, tăng 7,2%, trong đó xuất khẩu cá tra tăng mạnh 24,6% còn tôm giảm 4,5%. Xuất khẩu lâm sản chính 9 tháng ước đạt 6,757 tỷ USD, tăng 15,8%...

Như vậy, 4 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất 9 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp: gạo, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản.

Các thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2018 là Indonesia, Malaysia, Philippines, Irag, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ.

Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng 67 lần, cà phê tăng tăng 8 lần, cao su tăng hơn 13%. Xuất khẩu gỗ sang Malayssia tăng 2 lần, gạo sang thị trường này tăng 27%.  Xuất khẩu gạo nước ta sang Philippines cũng tăng 67,4%, cà phê tăng 46,6%. Xuất khẩu cà phê sang Nga tăng 66,6%, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc tăng 52%...

Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 9 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 9 tháng đạt khoảng 23,42 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu là phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính.

Với chênh lệch xuất nhập khẩu như trên, thặng dư thương mại của ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 6,2 tỷ USD, tăng 2,85% so với 9 tháng đầu năm 2017.

Tận dụng chiến tranh thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu

Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 10/2018, ngành phấn đấu mang về 3,65 tỷ USD xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt khoảng 33,2 tỷ USD và bằng 82% mục tiêu cả năm 2018.   

Các giải pháp được tập trung đẩy mạnh là tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường tiềm năng; tận dụng tốt cơ hội do tác động của tranh chấp Thương mại Mỹ - Trung đem lại, phát huy lợi thế sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng (thủy sản, đồ gỗ, điều…) vào thị trường Mỹ, (sữa, thủy sản, trái cây…) vào Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ nâng cao năng lực hệ thống thông tin thị trường; phát triển nghiên cứu và dự báo cung cầu, qui mô và đặc điểm của từng loại thị trường, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân điều chỉnh sản xuất phù hợp; tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; kết nối giữa thị trường trong nước với quốc tế.

Đồng thời, Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định EVFTA, tổ chức Diễn đàn xuất khẩu nông sản Việt Nam 2018; Hội nghị xúc tiến xuất khẩu hàng thủy sản, rau quả sang thị trường Trung Quốc…

Thùy Liên
https://baodautu.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1018518

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72701227