21:05 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Virus ASF có thể tồn tại 1000 ngày, lây lan nhiều nước Đông Nam Á

Thứ tư - 20/03/2019 11:32
Trong thời gian tới, Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) có thể sẽ lan rộng ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả những nước láng giềng như Lào, Campuchia và dần dần “tấn công” các nước Đông Nam Á.

Đó là dự báo của TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh tổ chức FAO tại Việt Nam.

Đây là bài học cảnh tỉnh về giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Quốc. Chắc chắn, Việt Nam cần nhiều thời gian mới có thể đẩy lùi, khống chế được ASF.

TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh Tổ chức FAO tại Việt Nam (Ảnh: Minh Phúc)

Thực hư Trung Quốc đã sản xuất thành công vaccine ASF?        

Theo TS. Kenjiro Inui – hiện nay một số doanh nghiệp từ Trung Quốc công bố đã sản xuất thành công, thậm chí chào bán vaccine ASF.

Tuy nhiên, vị chuyên gia của FAO khẳng định: “Sản xuất loại vaccine ASF vẫn chỉ là giấc mơ. Giấc mơ ấy cần nhiều thời gian mới trở thành hiện thực. Việc ai đó tuyên bố đã sản xuất được vaccine dịch tả lợn Châu Phi ở thời điểm này là chuyện hoang đường, không có thật”.

Tại Hội thảo Dịch tả heo Châu Phi – Ứng dụng giải pháp dinh dưỡng nâng cao năng suất đàn heo diễn ra tại Hà Nội vào sáng 20/3, TS Kenjiro Inui đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu từ thực địa của FAO tại các ổ DTLCP tại Việt Nam.

Theo đó, từ 1/1 đến 7/3/2019, trong tổng số 559 cơ sở chăn nuôi được phát hiện dương tính với virus ASF, có tới 462 hộ chăn nuôi lợn quy mô dưới 20 con; trong khi đó, chỉ có 6 hộ chăn nuôi quy mô trên 100 con nhiễm virus ASF.

“Điều đó chứng tỏ, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ ở Việt Nam chưa thực sự tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Còn các trang trại lớn thì ngược lại”. TS Kenjiro chia sẻ -  “Ở một góc độ tiêu cực, nhiều người cho rằng, DTLCP sẽ tàn phá ngành chăn nuôi Việt Nam. Nhưng theo tôi, đây là cơ hội tốt để tái cơ cấu ngành chăn nuôi vốn chứa đựng nhiều khuyết tật trong nước”.

Từ đây, các nhà chăn nuôi chuyên nghiệp, chăn nuôi an toàn sinh học sẽ có động lực để vươn lên. Họ sẽ mạnh dạn đầu tư hạ tầng chăn nuôi, có ý thức cao độ trong phòng, chống dịch bệnh.

Chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học là nguyên nhân dịch tả lợn Châu Phi lây lan ở Việt Nam (Ảnh: Minh Phúc)

Thấy lợn nái chết rải rác, phải thận trọng

Đó là lời khuyên của TS Kenjiro Inui. Bởi qua nghiên cứu một số ổ dịch ASF tại Việt Nam, chuyên gia FAO nhận thấy đối tượng có nguy cơ nhiễm DTLCP cao nhất chính là lợn nái, trong khi đó dịch tả lợn cổ điển và tai xanh hiếm khi gây chết ở heo nái.

Kết quả theo dõi, nghiên cứu 1 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam, PGS. TS Lê Văn Phan – Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), khi có lợn bị nhiễm ASF, cá thể lợn trong đàn không chết hàng loạt mà chết rải rác (mỗi lần 1 con, cách nhau vài ngày), lợn nái thường sẽ chết trước, sau khoảng vài tuần mới có hiện tượng chết nhiều. Bởi vậy, khi có dấu hiệu lợn nái chết rải rác thì cần thận trọng và gửi mẫu đi xét nghiệm để có biện pháp chống dịch hiệu quả.

Diễn tập phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam.

Một câu hỏi khác được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm, đó là virus ASF gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại trong môi trường bao lâu?

TS Kenjiro cho biết, virus ASR có thể sống thời gian dài ở các điều kiện khác nhau, cụ thể: Thịt đông: 1000 ngày; Da, mỡ, thịt khô (thậm chí đã khô): 300 ngày; Phân ở nhiệt độ phòng: 11 ngày Thịt và thịt xay: 105 ngày; Huyết thanh 15 tuần; Chuồng heo tạp nhiễm virus: 1 tháng.

Để giám sát sức khoẻ của đàn lợn trong bối cảnh DTLCP lan rộng, TS Kenjiro khuyến cáo chủ các trang trại chăn nuôi lớn nên sắm cho mình thiết bị PCR cầm tay trong phát hiện sớm virus ASF. Thiết bị này phát hiện nhanh virus ASF tại hoặc gần ổ dịch và cho kết quả sau 3 giờ (bao gồm cả thời gian lấy mẫu).

TS Kenjiro Inui cho biết: Hiện chúng tôi đang đề xuất các nhà chức trách của Việt Nam nghiên cứu sửa đổi quy định về tiêu huỷ lợn dịch bệnh. Bởi hiện nay, khi một cơ sở chăn nuôi xuất hiện lợn nhiễm ASF thì toàn bộ số lợn trong trang trại phải tiêu huỷ. Tuy nhiên, thực tế có những trang trại quy mô lớn, được thiết kế nhiều khu chuồng nuôi tách biệt nhau. Chuồng A mắc bệnh chưa chắc chuồng B cũng nhiễm virus ASF. Do vậy, đối với những chuồng chưa nhiễm bệnh, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì có cơ chế để chủ trang trại tiếp tục nuôi, hoặc cho phép tiêu thụ thịt lợn ở trong vùng dịch với phạm vi hẹp, qua đó giảm bớt thiệt hại kinh tế.

* Hội thảo Dịch tả heo Châu Phi – Ứng dụng giải pháp dinh dưỡng nâng cao năng suất đàn heo được tổ chức bởi Công ty CP Thú y xanh Việt Nam và MAVIT (Đức).

MINH PHÚC/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 221


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1175917

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72858626