Hồ Đức Cảnh bên tháp rau đã đến lúc thu hoạch
Ngoài ra, giữa tháp có một ống trụ. Đây được coi là nhà máy chế biến phân bón hữu cơ cho tháp rau. Rác hữu cơ (rau củ quả bỏ, vỏ trái cây, cơm thừa, bã chè, cafe...) sau khi bỏ vào trụ này sẽ được ăn bởi trùn quế và tạo ra một lượng phân bón hữu cơ cấp ngược lại cho cây. Trùn quế di chuyển khắp tháp rau và thải phân trùn quế, bổ sung dinh dưỡng và làm tơi xốp đất.
Dịch trà trùn (chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật cố định đạm, lân, kali, ức chế nấm mốc phát triển...) chảy xuống khay chứa trà trùn dưới đế tháp, được tưới ngược lên đỉnh tháp, làm giàu dinh dưỡng cho rau phát triển tốt.
Anh Hồ Đúc Cảnh, kỹ sư cơ điện, trưởng nhóm phát triển sản phẩm này cho biết: Ban đầu, anh này ra ý tưởng này và sản xuất các sản phẩm thủ công bằng việc đục lỗ trồng cây trên các thùng phuy nhựa bán sẵn. Tuy nhiên, cánh làm này khiến cho Cảnh và cộng sự rất vất vả và sản phẩm chưa được như ý.
Sau đó, anh nghiên cứu thêm các sản phẩm tương tự của Mỹ, kết hợp với sự tư vấn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam để sản xuất đại trà tháp trồng rau thế hệ mới, tiện dụng như trên. Sản phẩm cũng được cải tiếp để vận chuyển, tháo lắp dễ dàng trong 3 phút. Cảnh cũng một số bạn bè tâm huyết góp vốn, thành lập Cty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Eco Việt Nam để sản xuất, phân phối sản phẩm này.
Tiến sỹ Bùi Việt Đức – Viện trưởng Viện Cơ điện – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, tháp rau hữu cơ này đã được Viện thửa nghiệm, trồng trình diễn tại Học viện Nông nghiệp. Tiến sỹ Đức cho hay, chất lượng rau trồng trên tháp không hề thua kém rau trồng trên mặt đất, thùng xốp; tốt hơn rau trồng theo phương thức thuỷ canh, khí canh.
“Tháp rau này không chỉ phù hợp với trồng rau tại đô thị. Nếu nông dân sử dụng tháp trồng những loại nông sản giá trị cao như tỏi cô đơn, tỏi Lý Sơn… sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao” – Tiến sỹ Đức đánh giá.
SỸ LỰC/tienphong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn