23:45 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách duy trì chuỗi cung ứng rau sạch suốt 10 năm tại Tiền Giang

Thứ sáu - 20/07/2018 10:48
Hợp tác xã Rau an toàn Gò Công duy trì hiệu quả suốt 10 năm nay nhờ cách làm uy tín, đặt lợi ích của xã viên lên hàng đầu.

Thành lập từ 2006, Hợp tác xã Rau an toàn Gò Công cung ứng ra thị trường khoảng 800 tấn rau các loại mỗi năm. Chuỗi cung ứng an toàn của HTX được duy trì suốt 10 năm nay nhờ làm ăn uy tín và đặt lợi ích của xã viên và người tiêu dùng lên hàng đầu.

Tại huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công, những thửa ruộng chuyên canh mắc lưới che cung cấp mỗi ngày hàng tấn rau an toàn cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Mỗi mẫu (10.000m2) nhà lưới, sản lượng rau cao hơn bên ngoài, cắt giảm được chi phí phân thuốc và giá bán luôn cao hơn thị trường.

Trên che phủ lưới, dưới làm đường đi sạch sẽ tại vườn rau cải an toàn tại Gò Công Đông. Ảnh: Hương Giang

Trên che phủ lưới, dưới làm đường đi sạch sẽ tại vườn rau cải an toàn tại Gò Công Đông. Ảnh: Hương Giang

Chín giờ sáng, lão nông Nguyễn Văn Nhớ (ấp Thạnh Hòa, xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang), cùng vợ, con trai, con dâu cắt hơn 100 cân rau mỗi loại gồm cải xanh, cải ngọt, cải chíp để kịp giao hàng buổi sáng cho Hợp tác xã. Giá bán mỗi cân là 6.500 đồng trong khi giá rau dạt bên ngoài thị trường chỉ là 2.000 đồng một ký.

Ông Nhớ trước kia canh tác lúa, sau lúa vất quá, ông làm thêm rau màu. Suốt 20 năm trồng rau, năm 2015 ông mới tham gia HTX Rau an toàn Gò Công và được học, tham gia sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đến nay, với mỗi mẫu chuyên canh các loại rau cải, gia đình ông có thu nhập ổn định, cao gấp 4-5 lần làm lúa. Ông cho biết, chuyên canh một nhóm rau như vậy giúp ông nắm vững kỹ thuật, dễ dàng phòng trừ sâu bệnh, mẫu mã rau tốt hơn và cũng nhàn hơn.

Người dân thu gom cải chip buổi sáng. Ảnh: Hương Giang

Người dân thu gom cải chip buổi sáng. Ảnh: Hương Giang

Giống ông Nhớ, các hộ khác được phân công chuyên canh các loại rau ăn lá, rau ăn quả khác theo đơn đặt trước hàng tháng của HTX.

Rau cải thu hoạch được lót trên các bao dứa, không đặt trực tiếp xuống đất. Rau cắt bỏ rễ, bỏ lá già, bó lại gọn gàng, xếp vào sọt, phía trên phủ lá chuối. Giữa các luống rau, lối đi được làm bằng bê tông sạch sẽ. Các luống đều có lắp hệ thống tưới phun, phía trên toàn bộ được phủ lưới loại một ly.

Ông Nhớ lý giải, vì làm rau sạch nên đường đi sạch để thuận tiện khi thu hoạch, chở vào, tránh dây lại đất lên rau. Lưới phía trên không những hạn chế sâu bọ, chim chóc phá hoại mà còn ngăn mưa làm rách lá rau, ảnh hưởng đến mẫu mã.

Để làm bài bản như vậy, hàng năm, ông được đi học về kỹ thuật trồng rau an toàn. Đồng thời, ông phải ghi chép nhật ký. Ngoài bên VietGAP xuống kiểm tra, khách hàng đến bất chợt, ban giám sát của HTX cũng kiểm tra thường xuyên, không đáp ứng sẽ bị phạt, nặng nữa bị mời ra khỏi HTX.

Thời điểm cắt rau hàng ngày từ 9 giờ sáng tới tận buổi chiều, khi đã ráo sương để giữ cho rau khô ráo, không bị úng thối khi vận chuyển. Rau chuyển về HTX được cân lại, đưa vào sơ chế, đóng gói trước khi tiếp tục lên xe lạnh để đi tới điểm dừng cuối cùng là siêu thị, cửa hàng rau sạch và bếp ăn trước khi đến bàn ăn của người tiêu dùng.

Sơ chế rau muống tại xưởng sơ chế của HTX Rau an toàn Gò Công. Ảnh: Hương Giang

Sơ chế rau muống tại xưởng sơ chế của HTX Rau an toàn Gò Công. Ảnh: Hương Giang

Không chỉ có cải, các loại rau muống, dền, mồng tơi, rau thơm, mướp, đậu bắp, bắp ngọt… của thành viên tham gia hợp tác xã đều được bao giá cao hơn thị trường. "Muốn bà con theo mình thì phải đem lại lợi ích cho họ", ông Nguyễn Văn An - Giám đốc HTX cho biết.

"HTX đã làm ăn với siêu thị từ 2010 đến nay, chúng tôi biết giá mua rẻ nhất cũng tầm đó nên mình mới dám bao tiêu bà con giá đó. Thi thoảng giá đột biến lên cao thì giả lại cho những đợt giá thấp, mình mua được như vậy, bà con mới tin tưởng và theo mình", ông An cho biết thêm.

Từ 20 thành viên ban đầu với vốn góp là 20,5 triệu đồng, nhờ kinh doanh hiệu quả, sau hai năm nguồn vốn tăng dần lên 250 triệu, 700 triệu và hiện là 900 triệu. Nhiều thành viên HTX từ đây đi ra được chia vốn lại để thành lập HTX ở địa phương khác, hoặc thành lập các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rau củ quả sạch.

Đến nay, với diện tích sản xuất là 12ha, HTX cung ứng tới 48 mặt hàng rau trái các loại, năm tới sẽ tăng lên 53 mặt hàng cho nhiều siêu thị như Sài Gòn Co.op, Metro, Bách Hóa Xanh và nhiều cửa hàng rau sạch, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo VnExpress
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 45274

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1373819

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71601134