11:30 EST Thứ sáu, 29/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cải thiện phẩm chất cây có múi

Thứ sáu - 22/09/2017 23:29
SX cây có múi không đồng bộ, không theo định hướng quy hoạch, không theo vùng thích nghi, dẫn đến mâu thuẫn với SX lúa sẽ gây trở ngại cho một số vùng quy hoạch trồng lúa, làm gia tăng dịch bệnh, mối lo về vấn đề thị trường.

Do đó, vấn đề hiện nay, canh tác cây cam trên đất lúa bền vững, là một vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp, cũng như cho chính quyền địa phương và bà con nông dân.

08-38-02_nh_1-_trong_cm_tren_dt_ruong
Trồng cam sành trên đất lúa

Th.S Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNN Vĩnh Long cho biết, hiện tốc độ phát triển cây cam sành trên đất lúa ở tỉnh ngày càng tăng cao, mầm bệnh gần như chưa có. Hiệu quả thu được trong thời gian qua, cũng đã chứng minh được việc làm này phù hợp điều kiện mới.

Ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã có một số đơn đặt hàng, phối hợp với các viện, trường... nghiên cứu để đưa ra những quy trình canh tác bền vững cam sành trên đất lúa. Trước mắt, có một số mô hình, dự án, xây dựng quy trình trồng cây trên đất lúa tạm thời, để hướng dẫn bà con trồng cam đạt hiệu quả.

Đối với kiểu canh tác mới, có thể chấp nhận về cơ bản về kỹ thuật như quy trình bón phân, sử dụng thuốc hài hòa cân đối và tránh lạm dụng, có đảm bảo thời gian cách ly, xây dựng các quy trình kỹ thuật có đảm bảo tính an toàn cho người tiêu dùng, giữ vững được thương hiệu. Có như vậy thì SX cam sành mới phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao.

Để quản lý dịch hại trên vườn trồng, đặc biệt là bệnh vàng lá gân xanh trên cam, trước tiên phải quản lý được rầy chổng cánh bằng cách sử dụng nguồn giống sạch bệnh, vệ sinh vườn thường xuyên, khi xử lý ra đọt non phải phòng trị đối tượng dịch hại này, thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện bệnh để có những biện pháp xử lý.

PGS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ) nhận định, đối với cây có múi nói chung, đặc biệt là cây cam xoàn, có một số vấn đề như vỏ dày, xù xì, ít nước, không ngọt, thậm chí không có nước, các vấn đề kể trên liên quan đến vấn đề bón phân trong giai đoạn phát triển trái. Trong thời gian vừa qua, qua những thí nghiệm, khi bón phân trong giai đoạn 1,5 tháng sau khi đậu trái cho đến khi thu hoạch, thì ngưng bón phân khoảng 1 tháng, tổng cộng 1,5 tháng sẽ bón 1 lần.

Với công thức bón phân hiện tại của bà con thì tỉ lệ vỏ dày và trái bị khô khá nhiều. Nếu bón phân 5 lần từ 1,5 tháng đến khi thu hoạch, với tỉ lệ đạm - lân - kali bằng nhau thì trái khoảng 180gram, khoảng 5,5 trái/kg sẽ cho trái ngọt. Nếu bón kali nhiều ngay từ đầu, từ lúc 1,5 tháng đến khi thu hoạch thì trái sẽ rất ngọt, nhưng trái nhỏ. Vì vậy, trong kỹ thuật canh tác, đặc biệt đối với cây có múi thì phân bón ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trái.

08-38-02_nh_2-_chm_soc_vuon_cm
Chăm sóc vườn cam ở Hậu Giang

Cũng theo PGS.TS Trần Văn Hậu, đối với vai trò dinh dưỡng đối với cây có múi, thì có hai chất rất quan trọng đó là chất đạm là chất quyết định nâng suất, hai là chất kali sẽ quyết định phẩm chất trái. Đặc biệt, cây trong giai đoạn còn tơ thì cây sinh trưởng rất mạnh, nếu bón thúc cho cây sinh trưởng mạnh, nhưng không bón phân cân đối sẽ làm cho da bưởi, cam xù xì.

Mặt khác, nếu bón phân đạm nhiều trái sẽ bự (trái to), vỏ dày, bên cạnh đó sẽ dẫn đến thúc đẩy cây ra đọt nhiều, nếu cây ra đọt nhiều trong giai đoạn trái lớn có thể làm khô múi. Nếu bón kali nhiều ngay từ đầu sẽ làm trái không lớn được, nhưng trái ngọt. Vì vậy, hiện nay cũng đã có những nghiên cứu để cải thiện chất lượng. Nhìn chung, để nhận biết được trái đạt chất lượng thì da phải láng, vỏ mỏng.

Ông Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam cho biết, để tăng độ ngọt và phẩm chất của trái, đặc biệt vào mùa mưa trong tháng 9 tới đây, Cty đã đưa ra thị trường sản phẩm để bón cho cây cam sành, cam xoàn, bưởi da xanh… Đó là sản phẩm Nitrofoska 15-15-15, bón trong giai đoạn trước khi thu hoạch khoảng 1 - 1,5 tháng. Đây là một sản phẩm phân phức hợp, chứa đầy đủ dưỡng chất trung, vi lượng, tăng khả năng đậu trái, độ xanh và đảm bảo giúp cho cây khỏe sau khi thu hoạch, để vụ sau xử lý tốt hơn.

Đặc biệt, đối với giai đoạn cây tơ, Cty có sản phẩm Nitrofoska Perfect 15-5-20, bên cạnh thành phần kali 20%, có thêm vi lượng là Mg 2%, không những góp phần giúp xanh bộ lá, Mg giúp bông xanh hơn.

DUY TÂN/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 125


Hôm nayHôm nay : 46143

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1397722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71625037