18:50 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chợ quê nhộn nhịp phục vụ Tết Đoan Ngọ

Thứ hai - 02/06/2014 03:57
Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 5/5 âm lịch là người dân Hà Tĩnh lại tất bật ra chợ mua sắm các mặt hàng thiết yếu về "ăn" Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Tết diệt sâu bọ).
 
Chợ quê nhộp nhịp phục vụ Tết Đoan Ngọ
Vịt là mặt hàng bán chạy nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ

Có mặt ở chợ Già (Thạch Hà) vào sáng sớm nay, chúng tôi nhận thấy mặt hàng bán chạy nhất vẫn vịt. Sở dĩ vịt được ưa chuộng trong dịp này là do vào ngày 5/5 âm lịch là ngày lập hạ, thời tiết oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh thời tiết, trong khi vịt lại là loài vật sống dưới nước, thịt mát nên ăn vào sẽ giúp cơ thể người mát mẻ và bổ dưỡng.

Chị Nguyễn Thị Hà (45 tuổi) ở xã Thạch Kênh cho biết: Theo thông lệ của gia đình, trong ngày này, dù bận làm mùa đến mấy tôi cũng phải tranh thủ ra chợ mua con vịt về làm cơm; trước thì thắp hương cúng ông bà, tổ tiên, sau thì có bữa ăn sum vầy cùng gia đình.

Chợ quê nhộp nhịp phục vụ Tết Đoan Ngọ
Chen chua mua hoa quả cúng

Tết Đoan Ngọ trùng vào mùa gặt, là khi những người nông dân vừa trải qua những ngày thu hoạch vất vả nên dù được mùa hay không thì họ vẫn cố gắng để có được những bát cơm gạo mới ngon dẻo dâng lên tổ tiên. Bác Lê Bá Linh (60 tuổi) ở thị trấn Nghèn chia sẻ: Năm nay, được mùa và thu hoạch sớm nên bác gái đã tranh thủ xay sớm yến gạo mới làm cơm để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những gia đình không làm ruộng cũng ra chợ tìm cho mình những lô gạo, lô nếp dẻo thơm để cúng lễ. Chị Lê Thị Hoa (30 tuổi ) ở TP Hà Tĩnh cho biết : Được ba mẹ dạy từ nhỏ nên chị học cách làm mâm cỗ từ sớm. Dù gia đình không làm ruộng nhưng việc tìm mua những cân gạo ngon về làm lễ đã thành truyền thống của gia đình nên không năm nào không thực hiện.

Chợ quê nhộp nhịp phục vụ Tết Đoan Ngọ
Trầu cau đắt khách

Ngoài những mặt hàng như gạo, thịt thì hàng hoa quả, cau trầu và vàng mã cũng rất đắt khách. Đây là những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ trong những ngày lễ Tết. Theo chị Nguyễn Thị Lệ - một thương lái nhỏ ở Thạch Hà, thường ngày, hàng hoa quả của chị chỉ bán được 200 đến 400 nghìn nhưng từ hai ngày trước, mỗi ngày chị bán được gấp 6 - 7 lần.

Giá cau trầu trong ngày này cũng tăng so với ngày thường. Bác Trần Thị Thủy cho biết: cau có giá từ 1500 đến 2000/quả, còn trầu từ 3 – 4 nghìn/chục. Dù giá tăng nhẹ nhưng sáng nay không đủ hàng để bán.

Chợ quê nhộp nhịp phục vụ Tết Đoan Ngọ
Không thể thiếu hoa tươi

Tết Đoan Ngọ từ lâu không chỉ đơn thuần là Tết giệt sâu bọ mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Mỗi người con, dù đi đâu xa cũng luôn muốn hướng về gia đình trong dịp như thế này.

HOÀI THU

Nguồn: baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 93

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1249244

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72931953