23:48 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cho vay ứng dụng công nghệ cao: Doanh nghiệp, người dân hưởng lợi

Thứ ba - 22/03/2016 03:58
Sau một năm triển khai chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, một số kết quả đã cho thấy, đời sống người dân tham gia chuỗi liên kết được cải thiện, các doanh nghiệp đã tăng lợi nhuận...

Trong thời gian vừa qua, Ngành ngân hàng đã quyết liệt, chủ động triển khai Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cho vay thí điểm phục vụ nông nghiệp góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp, phát huy lợi thế, cơ hội, ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ nâng tầm quy mô sản xuất của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp bằng cơ chế tín dụng mang tính chất đột phá như cho vay với lãi suất thấp, có trọng tâm, trọng điểm với thủ tục đơn giản thậm chí cho vay tín chấp.

Đã có 28 doanh nghiệp trên toàn quốc thực hiện 31 dự án tại 22 tỉnh, thành phố tham gia chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sau một năm triển khai, qua khảo sát thực tế tại 8 địa phương để đánh giá tình hình triển khai của các địa phương này, đồng thời tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện từ NHNN chi nhánh 14 tỉnh còn lại, NHNN đánh giá việc triển khai Nghị quyết 14 đã ghi nhận được một số kết quả tích cực ban đầu: Đời sống của người dân tham gia chuỗi liên kết được cải thiện rõ rệt với thu nhập cao và ổn định hơn trước. Các doanh nghiệp đầu mối tham gia liên kết yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh nhờ ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, chi phí hợp lý; tăng lợi nhuận và tăng khả năng tiếp cận thị trường khi được đảm bảo về nguồn vốn với lãi suất ưu đãi hơn lãi suất cho vay thông thường và đặc biệt được tháo gỡ khó khăn về tài sản đảm bảo.

Không chỉ vậy, qua hiệu quả ban đầu, nhiều doanh nghiệp đầu mối đã đề nghị NHNN mở rộng vốn đầu tư, tăng mức cho vay đối với các dự án thuộc chương trình...

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhận định: "Sau một thời gian triển khai, có thể nói chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14/NQ-CP đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo ra chuỗi liên kết giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân. Người nông dân yên tâm sản xuất, có thu nhập ổn định các hợp tác xã yên tâm sản xuất, chất lượng nông sản được nâng lên. Thúc đẩy chuyên nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy lợi thế, cơ hội, ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ nâng tầm, quy mô sản xuất của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp."

cá tra
Người dân đã có nguồn bao tiêu sản phẩm, nâng cao đời sống khi tham gia chuỗi liên kết. Ảnh minh họa

 

Dân lãi gấp đôi, doanh nghiệp mở rộng sản xuất

NHNN cho biết, NHNN đã tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN và chính quyền địa phương chọn ra được trên 30 dự án thuộc 22 địa phương trong cả nước, riêng tỉnh An Giang chọn được 4 dự án, đều là các dự án lớn, gắn với các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương như cá tra, rau quả, lúa...

Theo Quyết định số 1051/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014, NHNN phê duyệt cho 4 doanh nghiệp thuộc tỉnh An Giang được tham gia chương trình, với tổng mức đầu tư của 4 dự án là 451,79 tỷ đồng, các NHTM cam kết cho vay số tiền 350,78 tỷ đồng...(gồm Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận An,Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang,Công ty Cổ phần XNK Thịnh Phú,Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Tín Thương).

Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 2/2016, tổng số tiền các NHTM giải ngân cho 4 dự án đạt 566,67 tỷ đồng, dư nợ đạt 325,11 tỷ đồng.

NHNN đánh giá, các dự án này đều được giải ngân triển khai có kết quả, đặc biệt 2 dự án của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận An và Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang triển khai rất tốt, đã được NHNN chấp thuận điều chỉnh tăng vốn vay để mở rộng quy mô dự án.

Sau hơn một năm thực hiện thí điểm “Chuỗi liên kết dọc cá tra”, có thể thấy mô hình này đã giải quyết được những khó khăn, bế tắc tồn tại nhiều năm nay đối với lĩnh vực này. Được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch với giá cả hợp lý, các hộ dân tham gia chuỗi liên kết cá tra của Công ty TNHH TMDV Thuận An – An Giang giảm chi phí được 500 đồng/kg, có lãi cao gấp đôi so với hộ dân ngoài chuỗi liên kết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tấn, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, An Giang, cho biết, ông Tấn ký hợp đồng tín dụng với Agribank chi nhánh An Giang với hạn mức 15,5 tỷ đồng, dư nợ tính đến 29/2/2016 là 15,1 tỷ đồng. Ông Tấn đầu tư vào nuôi 7 ao cá với diện tích thả nuôi 32.000 m2, sản lượng bình quân khoảng 932 tấn/ vụ (tương đương 1.398 tấn/ năm ).

Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tấn, trước đây khi còn nuôi tự do, tự kiếm mối bán thì gặp đủ thứ khó khăn. Có khi bức bách chuyện thức ăn cho cá phải vay nóng với lãi suất cao. Cá tới lứa bán phải chạy vạy tìm nơi tiêu thụ nhưng nhiều khi bán không được. "Nay tham gia chuỗi liên kết, cá tới lứa, thu hoạch ngay đưa về nhà máy để chế biến xuất khẩu, chúng tôi không còn phải lo lắng tìm nơi bán cá nữa. Sau khi công ty quyết toán, lấy giá trị của sản lượng cá trừ đi phí thức ăn, thuốc men đã sử dụng…, phần dôi dư là lợi nhuận, chúng tôi chỉ việc đến ngân hàng nhận tiền...", ông Tân cho biết.

Là doanh nghiệp được tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH TMDV Thuận An – An Giang, Nguyễn Thị Huệ Trinh cho biết: Cơ chế cho vay thí điểm này đã giải quyết được những khó khăn về vốn sản xuất, về việc không đủ tài sản bảo đảm để vay vốn nuôi cá. Bởi vì hiện nay, khi đầu tư sản xuất cho 1 ha mặt nước nuôi cá tra với sản lượng 350 tấn thì vốn đầu tư cần thiết là trên 7 tỷ đồng, trong khi đó, theo quy định hiện hành, giá trị 1 ha đất nuôi cá khi thế chấp chỉ vay được khoảng từ 500 – 600 triệu đồng, chỉ đáp ứng khoảng 10% tỷ lệ bảo đảm theo quy định. Vì vậy, khi cơ chế cho vay thí điểm chuỗi liên kết được ban hành và triển khai thì khó khăn này đã được giải quyết.

Bà Trinh chia sẻ, thông qua chương trình cho vay thí điểm, các địa phương đã bước đầu hình thành các mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Việc hình thành chuỗi liên kết dọc cá tra sẽ giúp gắn kết các công đoạn lại với nhau tạo nên chuỗi giá trị khi các tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap... trong tương lai sẽ được các hộ nuôi nhỏ lẻ áp dụng trên vùng nuôi của mình.

Theo VNmedia

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 328


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 403349

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73450320