07:56 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Thứ năm - 10/11/2016 03:48
Dây chuyền sản xuất chỉ may của Công ty TNHH Trung Dũng tại xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh minh họa. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Dây chuyền sản xuất chỉ may của Công ty TNHH Trung Dũng tại xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh minh họa. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, chiều 8/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tờ trình dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy những hạn chế về chính sách và tổ chức thực hiện đã làm cho chương trình hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần tích cực tạo ra việc làm và thu nhập, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo ra một nền kinh tế năng động và hiệu quả. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực có thể bố trí trong từng thời kỳ, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng hoạt động của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi và không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

Việc ban hành Luật còn nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả cho hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao hiệu quả điều phối, xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo khung pháp lý để huy động khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cùng Chính phủ thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Dự thảo Luật đã cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, đảm bảo không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nguồn lực nhà nước chủ yếu thông qua việc tạo cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi để các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được lựa chọn theo quy định của pháp luật... 

Dự thảo Luật có bố cục gồm 6 chương với 45 điều. Để khắc phục những hạn chế, bất cập tại Nghị định 56 và với mục tiêu thiết lập đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự thảo Luật quy định phạm vi điều chỉnh của Luật gồm các nguyên tắc, nội dung hỗ trợ cơ bản, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý nhà nước về doanh nghiệp vừa và nhỏ; nguồn vốn, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Thẩm tra dự án Luật, về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (Điều 5), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đồng tình với quan điểm chuyển phương thức hỗ trợ từ hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang chủ yếu hỗ trợ gián tiếp thông qua các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ để không làm méo mó thị trường và tránh vi phạm cam kết quốc tế.

Tuy nhiên, đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ nội dung thiết yếu thuộc phạm vi, trách nhiệm Nhà nước phải hỗ trợ trực tiếp để đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước. 

Đối với quy định hỗ trợ tham gia mua sắm công (Điều 15), Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc quy định ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mua sắm công là cần thiết, vấn đề này đã được Việt Nam cam kết trong Hiệp định TPP. Tuy nhiên, Điều 14 Luật đấu thầu quy định rõ: doanh nghiệp nhỏ là một trong các đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp. 

Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Như vậy, quy định của dự thảo Luật đã mở rộng ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ so với Luật đấu thầu. Đề nghị rà soát để bảo đảm tính thống nhất giữa các luật đồng thời có phương án xử lý kỹ thuật đối với những gói thầu đặc thù, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng./. 
Nguồn: vietnamplus.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233


Hôm nayHôm nay : 43473

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 479521

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73526492