18:12 EST Chủ nhật, 19/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đặc sản Tết: Ở cao nguyên vẫn mua được cành đào Nhật Tân chính gốc

Thứ hai - 05/02/2018 09:46
Từ Hà Nội vào cao nguyên Lâm Ðồng lập nghiệp, nhiều người không quên mang theo những cành đào Nhật Tân. Với họ, đào Nhật Tân là cội nguồn, là điều không thể thiếu đối với những người con xa quê…

dac san tet: o cao nguyen van mua duoc canh dao nhat tan chinh goc hinh anh 1

Ông Chu Văn Lợi bên những gốc đào cổ thụ được đem từ quê hương vào Lâm Đồng. Ảnh: V.Báu

Còn khoảng 2 tuần nữa mới tới Tết Nguyên đán, nhưng nhiều gốc đào của bà con ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà đã lác đác trổ bông. Gia đình ông Chu Văn Lợi (60 tuổi; trú tại Khu phố Đông Anh I, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà), người có kinh nghiệm nhiều năm trồng đào Nhật Tân đang tất bật chăm sóc, tỉa lá, tưới nước cho hoa đào nở đúng dịp tết.

Những ngày này, khu vườn hơn 400 cây đào cành và 50 gốc đào thế của gia đình ông Lợi khách đến đặt mua đã gần hết. Nhiều khách sẵn sàng chi tiền trả trước và gửi đào tại vườn để đến cận ngày tết mới đem về.

Hiện tại, mỗi cành đào tại vườn của ông Lợi được bán với giá khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, vườn còn có 50 gốc đào cổ thụ với đa dạng thế đứng, kiểu cách rất đẹp. Loại đào này chủ vườn chỉ cho thuê với giá từ 1,5 - 15 triệu đồng, thời gian thuê từ 28 - 29 tháng Chạp đến rằm tháng Giêng hoặc khi hoa tàn. Theo chủ vườn đào Nhật Tân, năm nay giá thuê đào gốc nhỉnh hơn mọi năm từ khoảng 2,5 - 5 triệu.

Ông Lợi là một trong số những người đầu tiên đưa giống đào Nhật Tân về trồng tại đất Nam Ban, suốt 17 năm qua, nhờ vào kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên vườn đào nhà ông Lợi đạt chất lượng hoa tốt không thua kém đào trên đất Nhật Tân - Hà Nội.

Năm 2000, ông Chu Văn Lợi, đưa vợ con rời quê nhà (ở làng đào nổi tiếng Nhật Tân) vào thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà lập nghiệp. Ngày đó, ông không quên đem theo những gốc đào quý vào trồng để giữ gìn nét đẹp quê hương trên vùng đất mới. Với ông, những cành đào không đơn thuần là một loại cây được ưu ái đặc biệt chơi cảnh ngày tết mà còn như mang theo linh hồn của quê nhà.

Với kinh nghiệm trồng đào được truyền qua nhiều thế hệ, vợ chồng ông Lợi quyết phát triển kinh tế từ cây trồng truyền thống của quê hương trên 1 ha đất.

Những năm đầu trồng đào Nhật Tân, do không nắm bắt được khí hậu ở Lâm Đồng nên đào không chịu ra hoa, hoặc có ra cũng không đúng vào dịp tết nên thu nhập không cao. Từ những năm tiếp theo, vợ chồng ông Lợi quyết định thay đổi kỹ thuật để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, vậy là đào nở hoa đúng dịp tết, từ đó vợ chồng ông Lợi rút được kinh nghiệm trồng đào Nhật Tân trên vùng đất cao nguyên Lâm Đồng.

Đối với gia đình ông Lợi, đây là thời điểm bận rộn nhất trong năm. Từ sáng sớm, vợ chồng ông đã phải ra vườn tưới nước, điều chỉnh cho đào nở hoa vào đúng dịp tết đến, xuân về. Ông cố gắng chăm đào để đạt được 3 điều kiện, đó là vừa có quả, vừa có hoa lại vừa có lộc.

Nghề trồng đào tết ở huyện Lâm Hà từ lâu đã trở thành một nghề cho thu nhập khá cao và ổn định với nhiều hộ gia đình. Theo thống kê, toàn huyện Lâm Hà hiện có hơn chục hộ trồng đào tết, với mỗi hộ từ vài trăm gốc, thậm chí có những hộ trồng cả ngàn gốc. 

Năm nay, ngoài các giống truyền thống có nguồn gốc từ làng đào Nhật Tân - Hà Nội như: Hồng đào, Bích đào còn có thêm các giống Bạch đào và đào Mông tự, đây là những giống thị trường rất ưa chuộng.

Với lợi thế của một vùng đất có truyền thống trồng đào từ làng đào Nhật Tân, Hà Nội chuyển vào, nghề trồng đào tại Nam Ban, huyện Lâm Hà không chỉ góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân mà còn lưu giữ nét đẹp có giá trị độc đáo của một nghề truyền thống có từ lâu đời nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân mỗi dịp xuân về.

Theo Văn Báu (Báo Lâm Đồng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 62638

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1037330

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74084301