23:32 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch nông thôn

Thứ sáu - 21/09/2018 00:25
Với mục tiêu đến năm 2020, toàn bộ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch, với cùng tiêu chuẩn chất lượng nước đô thị, thời gian qua TP Hà Nội đã tập trung đầu tư các công trình cấp nước khu vực nông thôn. Tuy nhiên, đến nay, nhiều dự án triển khai bị chậm tiến độ, nếu không có các giải pháp tháo gỡ thì khó đạt mục tiêu đề ra.

Hiện nay, người dân 12 quận nội thành và thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trong sinh hoạt. Nhưng ở khu vực ngoại thành, tỷ lệ người dân được tiếp cận nước sạch còn thấp, mới đạt khoảng 37%. Phần lớn người dân ở vùng ngoại thành vẫn phải sử dụng nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào để sinh hoạt. Trong khi đó, lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố ngày càng suy giảm, không bảo đảm chất lượng, nhiều khu vực ô nhiễm nặng.

Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thành phố đã đầu tư 113 trạm cấp nước nông thôn. Tuy nhiên, do công nghệ xử lý lạc hậu, nguồn nước ngầm suy giảm, ô nhiễm cao và công tác duy tu, duy trì trạm xử lý, đường ống, trạm bơm, bể chứa không đúng quy trình, dẫn đến chất lượng nước không đồng đều, một số trạm nước không bảo đảm chất lượng. Các công trình xuống cấp nhanh chóng. Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong tổng số 113 trạm cấp nước nông thôn, đến nay có 84 trạm hoạt động, 26 trạm hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động, ba trạm đã chuyển mục đích sử dụng. Mặc dù chất lượng nước không ổn định, nhưng việc đầu tư nâng cấp các trạm, nhất là về công nghệ xử lý nước để bảo đảm tiêu chuẩn nước sạch đô thị đòi hỏi rất tốn kém, hiệu quả lại không cao. Vì vậy, Sở Xây dựng đề xuất, chỉ nâng cấp đối với các trạm có đủ điều kiện hạ tầng và nguồn nước, còn các trạm hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động có thể xem xét chuyển đổi thành trạm tăng áp nội bộ, đầu mối cung cấp nước từ các nhà máy nước tập trung.

Trước thực trạng nêu trên, TP Hà Nội đã chủ trương xã hội hóa việc cấp nước sạch nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn nước mặt, hạn chế sử dụng nước ngầm. Từ năm 2016 đến nay, UBND thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư thực hiện 34 dự án cấp nước, khi hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ cấp nước khu vực nông thôn lên khoảng 94%. Trong số này có nhiều dự án lớn như Nhà máy nước mặt sông Đuống; Nhà máy nước mặt sông Hồng; dự án cung cấp nước sạch cho địa bàn huyện Chương Mỹ từ nguồn nước sông Đà của Công ty môi trường đô thị Xuân Mai; dự án đầu tư xây dựng cấp nước sạch cho huyện Phú Xuyên từ nguồn nước mặt sông Hồng của Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam. Nhờ chủ trương này, chỉ thời gian ngắn, nhiều người dân các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì… đã được sử dụng nước sạch. Đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch khoảng 52%. Tuy nhiên còn nhiều dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch cung cấp nước sạch chung của thành phố.

Đơn cử như dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng đặt tại huyện Đan Phượng, công suất 300 nghìn m3/ngày đêm, dự kiến cấp nước từ năm 2019, nhưng đến nay dự án chưa thể khởi công do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, các hạng mục chính của dự án như trạm thu nước, lắp đặt hệ thống ống truyền dẫn… đều chậm tiến độ. Nguyên nhân chính dẫn đến các dự án chậm tiến độ là do tiềm lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế. Sự phối hợp giữa chủ đầu tư với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, phát sinh những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, việc đầu tư cấp nước khu vực nông thôn đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn, do địa bàn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, nhưng sau khi hoàn thành mạng lưới thì người dân sử dụng nước rất ít, kéo dài thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 toàn bộ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội cần chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư hệ thống mạng cấp nước; hướng dẫn cụ thể việc cho phép doanh nghiệp được ứng tiền của người dân, sau đó trừ dần vào tiền nước hằng tháng. Thành phố cần kiên quyết thay thế các chủ đầu tư kém năng lực. Đối với các trạm cấp nước sạch nông thôn cần rà soát, đánh giá và có phương án xử lý cụ thể từng trạm. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, công nghệ xử lý nước các trạm đang hoạt động ổn định, nguồn nước bảo đảm chất lượng...

 

NGỌC ANH/ Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 45274

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1373339

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71600654