08:58 EST Thứ hai, 20/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để phát triển du lịch homestay

Thứ bảy - 23/09/2017 05:49
Vài năm gần đây, dịch vụ homestay (lưu trú tại nhà dân) thu hút ngày càng nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Cũng ngày càng có nhiều người, nhiều địa phương tham gia vào loại hình dịch vụ này.
Sự quyến rũ của du lịch homestay chính là ở nét duyên dáng của người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: CBT Travel cung cấp

Sự quyến rũ của du lịch homestay chính là ở nét duyên dáng của người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: CBT Travel cung cấp

Homestay có ở khắp nơi

Anh Trần Thanh Hùng, 45 tuổi ở Đồng Tháp, có gia đình ba đời trồng kiểng ở Làng hoa Sa Đéc, vừa đầu tư khoảng 800 triệu đồng sửa sang ngôi nhà anh đang ở và xây thêm một khu nhà mới để đưa khu vườn rộng 3.000 mét vuông trở thành khu cung cấp dịch vụ homestay với tên gọi Ngôi Nhà Hoa Ếch. Căn nhà anh đang ở thì được tăng sức chứa thêm 10 người nữa, còn khu xây mới thì có 24 chỗ ngủ. Giá thuê chỗ ngủ là 180.000 đồng/giường đơn và 295.000 đồng/giường đôi. Du khách đến đây có thể đi thăm thú khu vườn hay đạp xe loanh quanh làng hoa. Anh cho biết: “Chính quyền tỉnh khuyến khích làm du lịch kiểu này, còn hỗ trợ đưa đi học hỏi kinh nghiệm, mời doanh nghiệp tư vấn nên tôi đầu tư”.

Mô hình dịch vụ homestay mà anh Hùng đang thực hiện do Công ty TNHH Tư Vấn và Phát triển Du lịch Cộng đồng (CBT Travel) tư vấn. Công ty này đã tư vấn cho 7 tỉnh ở phía Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai và Thái Nguyên. Công ty không nhận tiền tư vấn từ người dân mà được một số tổ chức phi chính phủ hoặc địa phương chi trả. Theo mô hình này, du khách không “ăn cùng, ở cùng” trong nhà dân theo kiểu nhà dân có thứ gì thì khách sử dụng cái nấy mà họ được sử dụng những tiện ích tốt hơn. Tuy cũng là ngủ trên sàn nhà nhưng chỗ ngủ của khách được che rèm riêng tư; chăn, gối sạch sẽ hơn; mỗi chỗ ngủ có ổ cắm điện, có bàn tiếp khách; khu vệ sinh tách biệt, sử dụng vật liệu tự nhiên... Buổi điểm tâm sáng, khách tự chọn món trong một số món ăn địa phương với giá 50.000 đồng; buổi trưa và tối, nếu muốn, khách có thể đăng ký thực đơn mức giá khoảng 150.000 đồng gồm 10 món, trong đó, 3 món khai vị, 3 món có protein, 4 món rau, xào, luộc..., chưa kể món tráng miệng và cơm trắng. Giá thuê phòng áp dụng cho khách do công ty du lịch gửi là 80.000 đồng/người.

Theo bà Bùi Viết Thủy Tiên, Giám đốc điều hành Công ty Du lịch Asian Trails Co., LTD, mô hình homestay đúng nghĩa là khách sống cùng, ăn cùng trong nhà dân, tuy nhiên trên thực tế, điều kiện ăn ở, vệ sinh tại một số vùng quê Việt Nam chưa đảm bảo nên trước đây bà không dám gửi khách đến. Nay, cách phát triển mô hình homestay như vừa kể là phù hợp. Du khách đi về không còn phàn nàn...

Dịch vụ homestay cũng đang phát triển ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Nam. Bên cạnh sự đầu tư đơn lẻ của các hộ dân, chính quyền các địa phương cũng quan tâm thúc đẩy phát triển loại hình dịch vụ này tại địa phương mình. Quảng Nam, Lâm Đồng, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng... đều đang kêu gọi một số doanh nghiệp có kinh nghiệm tư vấn cho dân địa phương làm dịch vụ. Tại Quảng Nam, sắp tới đây sẽ khai trương một dịch vụ homestay ở Cẩm Thanh, là kết quả sự hợp tác giữa ngành du lịch tỉnh với doanh nghiệp tư vấn cho người dân làm. Ở Đà Lạt, trong khi cơ quan quản lý du lịch đang tìm hướng phát triển dịch vụ này thì hàng loạt đơn vị dịch vụ của người dân đã đón khách. Trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, du lịch homestay ở Đà Lạt thu hút nhiều du khách, cho dù có nơi bán giá phòng lên đến 1 triệu đồng. Nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi đã tham gia, họ dùng nhà hiện có hoặc thuê nhà, thuê biệt thự và cải tạo lại. Nhà được trang trí đẹp, độc đáo nên thu hút nhiều bạn trẻ đến ở và chụp hình đưa lên các trang mạng xã hội.

Phải bán cả gói trải nghiệm

Theo nhiều doanh nghiệp, nếu làm tốt, du lịch homestay còn nhiều cơ hội phát triển bởi du khách ngày càng có nhu cầu tiếp cận gần hơn với cuộc sống của người dân bản địa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giữ chất lượng dịch vụ và nên cung cấp thêm những gói trải nghiệm cho du khách.

Ông Dương Minh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CBT Travel, chia sẻ sở dĩ dịch vụ homestay phát triển tốt ở một số vùng miền núi là nhờ chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế có những chương trình tài trợ phát triển nhằm nâng cao đời sống của người dân bản địa. Mấu chốt đem đến thành công cho những nơi này nằm ở đời sống văn hóa, thắng cảnh đặc sắc đủ sức thu hút du khách. Nhờ đó, khi làm du lịch, chủ nhà chỉ cần sửa sang thêm nhà cửa, thêm một số tiện ích cho khách; học thêm cách chế biến món ăn cho đa dạng, hợp vệ sinh; đưa ra một số tour tham quan cho du khách trải nghiệm tại địa phương. Đơn vị tư vấn cũng chỉ cần hỗ trợ thiết kế thêm những bản đồ kết nối các điểm đến, chỉ đường cho du khách khám phá các điểm du lịch, kết nối để lôi kéo khách đến. Và khi khách đến, việc giữ chuẩn dịch vụ là rất quan trọng. Ông Bình cho biết những homestay có gắn bảng CBT Travel phải cam kết giữ chất lượng và không được tự ý hạ giá, tranh giành khách như đã từng xảy ra trước đây. “Khách hàng sẽ là người kiểm tra. Chẳng hạn nếu thiếu món ăn như thực đơn đã đưa ra, khách được quyền trừ 10.000 đồng khi trả tiền”, ông nói.

Một số doanh nghiệp cũng đồng tình là dịch vụ homestay muốn sống được thì phải duy trì được nét văn hóa của người dân bản địa. Tại những ngôi nhà làm dịch vụ này, người dân vẫn sống, vẫn sinh hoạt bình thường nhưng họ được đào tạo để phục vụ du khách. Sự quyến rũ khách chính là ở nét duyên dáng của người dân trong sinh hoạt hàng ngày, chứ nếu chỉ mua hay thuê đất xây biệt thự thì cũng chỉ là dạng đầu tư nhà nghỉ, thiếu sự tương tác thì sẽ khó duy trì dịch vụ về lâu dài. Cung cấp dịch vụ homestay là phải kèm theo những chương trình trải nghiệm thắng cảnh, văn hóa địa phương chứ không đơn thuần dịch vụ lưu trú. Chẳng hạn những hộ làm homestay ở Mai Hịch (tỉnh Hòa Bình), họ đưa ra các chương trình đi bộ khám phá nét đẹp của bản làng, vượt suối bằng bè tre, tổ chức các chương trình văn nghệ ngoài trời để du khách và người dân có cơ hội giao lưu...

Có một vấn đề đối với chủ nhà - những người trực tiếp làm homestay, đó là giải bài toán tìm nguồn khách. Chuyện anh Hùng đầu tư Ngôi Nhà Hoa Ếch kể ở đầu bài là một ví dụ. Vì thiếu kiến thức thị trường và không biết cách tìm nguồn khách, anh phải chịu sự lệ thuộc vào các đơn vị trung gian. Hiện khách của Ngôi Nhà Hoa Ếch có thể đặt phòng qua trang web booking.com, nhưng do thiếu kỹ năng, chủ nhà không thể đưa phòng lên bán trực tiếp tại đây mà phải thông qua một công ty du lịch. Do đó, mỗi khi khách đặt phòng, anh Hùng phải trả đến 30%/giá thuê cho trang web đặt phòng và công ty môi giới. Anh tâm sự: “Hiện tôi đang cắt giảm những chi phí không cần thiết nhưng thực ra chuyện quản lý vẫn chưa ổn định và tôi chưa tự tìm được khách”.

Anh Hùng cho biết đã vay ngân hàng 500 triệu đồng, hiện trả theo mức lãi vay thương mại nhưng sắp tới anh sẽ được UBND tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ để được vay với lãi suất 0,6%/năm và được hỗ trợ 50% lãi suất trong mấy năm đầu. Như thế anh sẽ nhẹ gánh trả nợ và có thể kỳ vọng hoàn vốn đầu tư sau 5 năm.

Ông Bình của CBT Travel cho rằng phần lớn những người làm homestay đều ở những địa phương còn khó khăn nên họ cần sự hỗ trợ trong việc tìm nguồn khách từ phía địa phương hoặc đơn vị tư vấn. Tuy nhiên, nếu họ làm tốt thì chỉ sau một thời gian, khách sẽ tự tìm đến. Ông nói: “Nhiều hãng du lịch có nhắn với chúng tôi là biết ở đâu có dịch vụ homestay thì thông báo để họ gửi khách. Nhiều chủ homestay ở phía Bắc là người dân tộc, không hề biết tiếng Anh nhưng nay họ đã tự đón khách nước ngoài và ngày càng hoàn thiện các kỹ năng phục vụ khách cũng như cải thiện vấn đề tìm thị trường”. Ông Bình cũng cho biết một số người dân ở Mai Hịch tuy chỉ mới làm homestay từ năm 2013 nhưng hiện đã có thu nhập tiền tỉ, đã mua được cả ô tô... 

Tác giả: Đào Loan
Nguồn: thesaigontimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165


Hôm nayHôm nay : 47637

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070431

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74117402