02:41 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp Việt và tham vọng mang thịt heo ra thế giới

Thứ năm - 09/08/2018 04:41
Ông Đào Mạnh Lương - Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin cho biết, mỗi tháng Mavin xuất sang Myanmar ít nhất một container 40 feet, khoảng 26 tấn thịt heo
doanh nghiep viet va tham vong mang thit heo ra the gioi

Ông Lương vẫn nhớ thời điểm tháng 5/2018, khi Mavin đàm phán với đối tác Myanmar, giá bán thịt heo cao hơn nhiều so với thị trường trong nước và cao hơn 15% so với thịt heo Myanma nhập từ Tây Ban Nha.

Sở hữu những yếu tố thuận lợi về địa lý, con giống, Việt Nam đang có lợi thế về giá thịt heo xuất khẩu vào thị trường ASEAN so với các quốc gia có nền chăn nuôi phát triển như Brazil, Tây Ban Nha, Ba Lan, Mỹ. Đặc biệt, tại thị trường Trung Quốc, thịt heo của Việt Nam luôn giành được lợi thế cạnh tranh về giá hơn các sản phẩm nhập từ Philippines hoặc Thái Lan.

Cũng tại thị trường Myanmar, Mavin đang hoàn tất đàm phán xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt heo, như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói. Thế nhưng, ngay cả Mavin - một tập đoàn có sản phẩm được sản xuất bằng quy trình khép kín từ chăn nuôi đến chế biến, ông Funahashi - Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty Sojitz Việt Nam co rằng không dễ dàng với phần thông quan và kiểm dịch tại điểm đến. Theo quy định về xuất khẩu thịt heo tươi sang các nước, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe, nhất là phải có chứng nhận của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam đang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cùng xuất khẩu sản phẩm có lợi thế. Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vẫn ở vị thế rất thấp so với các ngành hàng khác. Đang có nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào chăn nuôi, như Masan, Phú Gia, Mavin, nhưng không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm ra thị trường khu vực.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, đến nay, việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi và gắn với thị trường mới chỉ được thực hiện ở một vài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đầu chuỗi sẽ tiếp cận với thị trường xuất khẩu, căn cứ vào hợp đồng đã ký, sau đó mới tổ chức sản xuất. Cách làm này dường như được kiểm chứng bởi Mavin, khi xuất khẩu thịt heo sang Myanmar.

Cũng theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn tất các thủ tục để sớm ký một văn kiện hợp tác với OIE triển khai các ứng dụng ký thuật liên quan đến cấp chứng chỉ. Thêm nữa, Cục Thú y Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Cục Thú y Malaysia về việc xem xét lại hồ sơ đăng ký xuất khẩu heo sữa đông lạnh của Công ty TNHH Thắng Lợi.

Dự kiến tháng 10 tới, Cục Thú y Malaysia sẽ cử thanh tra sang Việt Nam kiểm tra lại việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của nhà máy này. Cạnh đó, Công ty CP Nông nghiệp BaF đề nghị Cục Thú y hỗ trợ đàm phán với Cơ quan có thẩm quyền của Myanmar để xuất khẩu thịt heo mảnh sang nước này.

Theo Vietnambiz.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 35356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73571027