20:24 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dự án “Ngân hàng bò”: Tạo cơ hội thoát nghèo cho bà con nông dân

Thứ năm - 31/07/2014 06:15
Có một chương trình rất đặc biệt - Chương trình "Ngân hàng bò" được triển khai trên phạm vi cả nước trong suốt 4 năm qua. Bắt đầu từ năm 2010, tính đến nay, Chương trình được đánh giá là một trong những giải pháp tạo sinh kế bền vững cho bà con nông dân thoát nghèo.

 

Niềm vui của ông Tống Văn Chu (đứng cạnh bò), bản Giảng, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, khi đưa bò về chuồng của nhà mình (Ảnh: HNV)

Niềm vui của ông Tống Văn Chu (đứng cạnh bò), bản Giảng, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, khi đưa bò về chuồng của nhà mình (Ảnh: HNV)

 

Chung niềm vui với bà con nghèo Điện Biên

Tìm về Điện Biên, một trong những tỉnh nghèo khu vực miền núi biên giới phía Bắc, chứng kiến từng con bò được trao về các gia đình nghèo khó nơi đây, mà thấy... ấm lòng. Chứng kiến cảnh trao bò, dắt bò về nhà của bà con nông dân xã Ẳng Cang (huyện Mường Ảng), chúng tôi cũng hòa chung niềm vui với bà con. 

Ông Lường Văn Ín, 68 tuổi, phấn khởi cho biết: “Nhận bò rồi, về nhà sẽ chăm sóc bò tốt, nâng cao thu nhập cho gia đình, xóa được đói, giảm được nghèo”... Còn ông Lường Văn Túi, 84 tuổi, vui mừng chia sẻ: “Tôi sẽ bảo con cháu trong nhà chịu khó chăm sóc, nghe hướng dẫn của các anh cán bộ, làm chuồng trại cẩn thận để bò được phát triển tốt” – Ông Túi cười nói.

Ông Tống Văn Chu, 76 tuổi, cho hay: “Cả đời chả mua được con bò, bây giờ được nhận bò rồi, mừng quá. Tôi sẽ tự mình chăm sóc bò và sẽ bảo con cháu trong nhà cùng nhau chăm sóc cho bò phát triển tốt. Cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, cảm ơn chương trình “Ngân hàng bò” đầy ý nghĩa đã đem lại sự hy vọng trong mỗi gia đình nghèo chúng tôi”.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, cán bộ Chữ thập đỏ huyện Mường Ẳng cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện có hai xã là Ẳng Cang và Ẳng Nưa được nhận bò theo hỗ trợ của Dự án “Ngân hàng bò” do Chữ Thập đỏ Singapore tài trợ. Theo đó, xã Ẳng Cang có 80 hộ được nhận bò và xã Ẳng Nưa có 60 hộ được nhận bò. Ngoài ra, huyện còn được nhận thêm 5 con bò từ nguồn ủng hộ của một số gia đình hảo tâm.

Niềm vui của những nhà hảo tâm, những người thực hiện Dự án khi đi trao bò còn nhân lên hơn nữa khi tận mắt chứng kiến những con bê được sinh ra. Hộ gia đình vợ chồng trẻ Vàng A Tú ở bản Củ, xã Ẳng Nưa – hộ nghèo nhận bò từ ngày 12/4/2014, sau thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, bò đã sinh ra bê con. Rồi gia đình bà Lò Thị Oóng, bản Na Luông, xã Ẳng Nưa cũng nhận bò vào tháng 4/2014, đang dọn ổ, chuẩn bị cho bò sinh bê con.

Mong ngày càng có nhiều sự ủng hộ Chương trình

 

 

 Bà Lò Thị Oóng, bản Na Luông, xã Ẳng Nưa vui mừng bên con bò 
đang chờ đến ngày đẻ (Ảnh: HNV)

Dự án “Ngân hàng bò” do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam thực hiện từ năm 2010 đến nay, đã cung cấp hơn 11.000 con bò cho hàng ngàn hộ dân tại hơn 100 huyện thuộc 39 tỉnh, trong đó có 34 huyện nghèo ở Việt Nam. Chương trình “Ngân hàng bò - Chung sức cùng đồng bào các huyện nghèo, xã biên giới” (giai đoạn 2013 - 2014), tính từ tháng 7/2013 đến nay, đã cấp 1.177 con bò (cho 6 huyện nghèo, 79 xã biên giới). Mục tiêu năm 2014 - 2015, Dự án này sẽ vận động ủng hộ để mua 20.000 con bò tặng cho đồng bào ở 1.000 xã biên giới và 62 huyện nghèo.

Bà Trần Thị Hồng An - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho hay: Đây là một chương trình rất nhân văn, giúp cho bà con các huyện nghèo và xã biên giới có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Đáng chú ý, trong triển khai Chương trình “Ngân hàng bò” từ năm 2013 đến nay, mỗi huyện nghèo được cấp 100 con bò sinh sản và mỗi xã nghèo được cấp 10 con bò sinh sản. Điều này cũng đồng nghĩa là có nhiều nhà tài trợ, nhiều cơ quan cùng vào cuộc để triển khai chương trình hiệu quả hơn.

Trao đổi về chương trình Dự án “Ngân hàng bò”, ông Đỗ Công Long - Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Điện Biên khẳng định: Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một sáng kiến, đề xuất thiết thực của Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, góp phần xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo cho địa phương, nhất là những tỉnh miền núi như Điện Biên. 6 tháng đầu năm 2014, được hỗ trợ của Trung ương Hội  và một số nhà tài trợ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Điện Biên đã tiếp nhận 191 con bò. Có thể nói, đây là việc làm kịp thời hỗ trợ đồng bào nghèo biên giới... Thiết nghĩ, chương trình này cần được quan tâm và phát triển tốt hơn, cần được nhân rộng ra toàn quốc.
 
"
Tâm lý ai cũng muốn có bò to, bò tốt, nên để tránh khúc mắc, chúng tôi tổ chức bốc thăm để bà con chọn bò đảm bảo công bằng và khách quan. Mặt khác, để mô hình phát triển rộng và tốt hơn, chúng tôi còn tăng cường tuyên truyền để bà con xã lân cận hiểu cách làm và giúp đỡ, hưởng ứng” – Ông Đỗ Công Long chia sẻ. 

Tuy nhiên, ông Đỗ Công Long cũng cho biết thêm: Hiện Điện Biên vẫn là một địa phương nghèo, chuồng trại thiếu thốn. Đặc biệt, kinh phí đối ứng cho Chương trình, vốn cấp chưa cân đối cho việc mua bò giống tương xứng. Theo quy định của Dự án, phải mua bò từ 12 - 18 tháng tuổi, nặng 120 - 150kg, nhưng nhà tài trợ chỉ hỗ trợ 10 triệu đồng, trong khi giá tại thời điểm mua bò để cung cấp cho bà con phải mất 18 triệu. Thêm nữa, còn khó khăn về khâu chọn giống và kỹ thuật chăn nuôi, thậm chí nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, bà con vẫn chưa biết chăm sóc, nuôi bò. Ngoài ra, việc đi lại, kiểm tra, giám sát thực thi Dự án cũng hạn chế, do ngân sách hỗ trợ hiện không đủ để thực hiện.../.

Theo Dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chương trình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 523

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 522


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1349025

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74395996