12:35 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giới đầu tư Nhật Bản quan tâm đặc biệt đến nông sản Việt

Thứ sáu - 17/02/2017 02:37
Tại cuộc gặp gỡ xúc tiến thương mại do JETRO tổ chức ngày 15/2, nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam và cho rằng đây là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt.

Nhật Bản đánh giá cao nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam

Nằm trong khuôn khổ chương trình kết nối doanh nghiệp Nhật Bản Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã có buổi gặp gỡ tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tham dự có 20 doanh nghiệp Nhật Bản và 80 doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết năm 2016 dù gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp Việt Nam đã đạt được kết quả tốt khi nông sản Việt Nam xuất khẩu đạt 32 tỷ USD.

Theo ông đây là lĩnh vực còn nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, cuộc gặp gỡ do JETRO phối hợp với Bộ Nông nghiệp tổ chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.

Nông nghiệp công nghệ cao đang là lĩnh vực được Chính phủ tập trung tạo điều kiện thuận lợi phát triển, mới đây Thủ tướng chỉ đạo dành gói tín dụng khoảng 100 nghìn tỷ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Đánh giá về tiềm năng phát triển của nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, ông Hiroshi Chishima, Phó trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam cho biết nông nghiệp Việt Nam đang có sự phát triển nhưng quy mô chủ yếu vừa và nhỏ, quy mô gia đình. Nông nghiệp công nghệ cao có nhiều triển vọng phát triển ở Việt Nam, đặc biệt khi được tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, gói tín dụng.

Các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác tại hội thảo sáng 15/2

Phó trưởng đại diện của JETRO cho biết trong chuỗi chương trình xúc tiến thương mại vào nông nghiệp đoàn có đến thăm khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Vĩnh Phúc và rất ấn tượng với mô hình này. “Tôi cho rằng lĩnh vực này sẽ thu hút đầu tư mạnh trong thời gian tới. Có thể chúng tôi sẽ tham gia vào chuyển giao cung ứng công nghệ, cung cấp thiết bị, hạt giống, làm nhà kính…”, ông Hiroshi Chishima cho biết.

Cũng theo ông Hiroshi, hiện nay nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào nông nghiệp chưa nhiều nhưng trong thời gian tới có thể sẽ thay đổi, nhà đầu tư Nhật sẽ quan tâm nhiều hơn vào lĩnh vực này và đổ tiền vào đây. “Qua buổi gặp gỡ chúng tôi thấy nhiều doanh nghiệp gặt hái được kết quả khả quan, họ thấy Việt Nam là thị trường hấp dẫn và sẽ có những quyết định đầu tư trong tương lai gần”, ông Hiroshi nhận định.

Nông sản Việt thu hút nhà đầu tư

Các sản phẩm nông sản doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm chủ yếu là đặc sản của Việt Nam như tỏi đen, củ quả sấy khô, các sản phẩm rau sạch, củ quả sạch… Ông Hiroshi cho biết các sản phẩm nông sản chất lượng cao sẽ có nhiều tiềm năng xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản.

Trồng cà chua công nghệ cao là một trong những dự án được DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam

Ngay tại buổi gặp gỡ đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được cơ hội xuất khẩu. Ông Nguyễn Danh Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nông nghiệp miền Trung cho biết ông mang tỏi đen Lý Sơn đến giới thiệu tại hội thảo và đã tìm được đối tác khả thi. “Thị trường Nhật Bản rất tiềm năng, chúng tôi nghĩ doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội, quan trọng mình có sản phẩm tốt, làm đúng như cam kết về chất lượng, thời gian, quy trình sẽ thành công”, ông Nhân cho hay.

Theo ông Nhân, các sản phẩm sấy khô, đặc sản nông sản của Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật.

Tuy nhiên, giới đầu tư Nhật Bản vẫn đang gặp nhiều khó khăn về mặt chính sách khi đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là trở ngại chính khiến nguồn vốn của Nhật Bản đưa vào lĩnh vực này còn chưa nhiều. “Nếu muốn số lượng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam tăng lên thì cần giải quyết các vấn đề về đất và đẩy nhanh thời gian thực hiện các thủ tục hành chính", Phó trưởng đại diện JETRO kiến nghị.

Về vấn đề này, chính doanh nghiệp tại Việt Nam cũng gặp khó khăn. Ông Nguyễn Danh Nhân cho rằng, trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là một yếu tố then chốt và nếu không có diện tích đất đủ lớn thì doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô và tìm kiếm các đối tác lớn hơn. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Nhật Bản rót vốn vào nông nghiệp Việt ngày càng nhiều

Theo JICA, hiện nay, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản muốn thực hiện các dự án nông - thủy sản tại Việt Nam ngày càng tăng. Rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang triển khai các dự án khảo sát thị trường tại Việt Nam, trước khi tiến hành đầu tư trực tiếp tại đây.

Tập đoàn Kato đang hợp tác với tỉnh Bình Định trong việc thực hiện một dự án trị giá 771.000 USD về đánh bắt cá ngừ, kéo dài từ nay đến năm 2020.

Công ty Shudensha cũng đang triển khai một dự án trị giá 820.000 USD nhằm cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Dự án này được thực hiện từ năm 2015 và kéo dài đến năm 2020.

Công ty OTA Kaki thực hiện dự án phát triển thị trường hoa chất lượng cao, với hệ thống phân phối hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng. OTA Kaki phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng để thực hiện dự án này.

Công ty Nikko Foods đang thực hiện dự án trị giá 820.000 USD về phát triển cà chua chất lượng cao tại Lâm Đồng.

 

Tác giả bài viết: Hải Minh

Nguồn tin: ndh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131


Hôm nayHôm nay : 61205

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 294115

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60616072