08:18 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm trong nhà kính – mô hình làm kinh tế hiệu quả ở Thái Bình

Thứ sáu - 17/02/2017 02:48
Mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo hướng ứng dụng công nghệ cao được áp dụng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đang được đánh giá là chắc ăn, ít rủi ro, dịch bệnh, mang lại lợi nhuận cao gấp 4-5 lần nuôi tôm truyền thống.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong nhà kính theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Thái Bình" được tiến hành với sự liên kết của Doanh nghiệp Phương Nam - chuyên sản xuất, ươm nuôi và nuôi thương phẩm các giống hải sản với các chủ đầm nuôi trồng hải sản.
 
Với việc ứng dụng công nghệ nuôi trồng trong nhà kính kết hợp phương thức “nuôi liên hoàn từ bể ươm ra ao nuôi thương phẩm”, theo Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình, ngoài việc giảm bớt thời gian giai đoạn nuôi ao, còn giúp tăng số vụ nuôi/năm lên gấp đôi (từ 2 lên 4 vụ), nâng cao năng suất nuôi trồng từ 1 lên tới 2 kg/m2 và đưa trọng lượng tôm thương phẩm từ 70-75con/kg lên 30-35 con/kg chỉ sau 105 ngày nuôi.
 
Nhà kính nuôi tôm ở Thái Thụy, Thái Bình.
Nhà kính nuôi tôm ở Thái Thụy, Thái Bình.
Ngoài tác dụng tăng hệ số quay vòng ao nuôi, quay vòng vốn, rút ngắn thời gian khấu hao ao nuôi …, hình thức nuôi tôm này đã giúp người dân tránh được tình trạng được mùa rớt giá, giúp giá tôm ở trái vụ có thể cao gấp đôi giá trong tháng chính vụ.
 
Cũng nhờ lợi thế công nghệ nuôi nhà kính, chủ động thực hiện việc kiểm soát nhiệt độ, kiểm soát môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động bất lợi ngoài môi trường tự nhiên nên giảm thiểu bệnh dịch, đảm bảo an toàn sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng, tạo điều kiện nuôi thâm canh và thâm canh cao, chủ động được thời điểm thu hoạch, nhờ đó đồng thời giải quyết được cả 2 mục tiêu là năng suất và chất lượng tôm thương phẩm, sau đó là giá cả, và cuối cùng là “suất lợi nhuận” trên một đơn vị diện tích ao nuôi cũng như trên đồng vốn đầu tư.

Tác giả bài viết: Hiền Thảo

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 51802

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 284712

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60606669