18:38 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

HTX, làm sao thoát khỏi bóng của chính mình?

Thứ sáu - 18/03/2016 12:11
Đã có một thời, nhắc đến hợp tác xã (HTX) là người ta nghĩ ngay đến sự trì trệ, bảo thủ. Sự bung ra của kinh tế hộ đã khiến mô hình HTX kiểu cũ khép lại vai trò lịch sử của mình. Giờ đây, khi sản xuất hàng hóa trở thành hướng đi tất yếu, vai trò của HTX trong việc thúc đẩy liên kết giữa các thành phần sản xuất lại được nhắc đến. Nhưng làm thế nào để HTX thoát khỏi bóng của chính mình, khẳng định vị thế của mô hình liên kết, hợp tác kiểu mới lại là chặng đường không hề dễ dàng.

Bài 1: Chưa hết khó khăn

Thiếu vốn hoạt động, khó tiếp cận cơ chế, chính sách hỗ trợ, nguồn nhân lực thiếu và yếu, nhận thức chưa đầy đủ,… là những khó khăn cơ bản các HTX gặp phải, dù đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Xã viên HTX Nông nghiệp Tân Dĩnh (Lạng Giang - Bắc Giang) phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn tín dụng nội bộ vay của HTX với lãi suất ưu đãi.

Cái gì cũng thiếu và yếu

Đó là chia sẻ của ông Hoàng Lê Hoan, Giám đốc HTX Trấn Ninh (Văn Quan - Lạng Sơn) khi nói về hoạt động của đơn vị mình. Được thành lập năm 2007 với 7 xã viên, đến tháng 7/2015, HTX tiến hành tổ chức đại hội theo Luật HTX năm 2012 với 68 thành viên, ngành nghề hoạt động tập trung làm những việc mà hộ thành viên nông dân không làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả, tham gia quản lý vận hành nhiệm vụ dịch vụ công ích của địa phương như thuỷ lợi, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

Tuy vậy, hoạt động của HTX đang gặp không ít khó khăn do vốn lưu động ít nên không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho thành viên hạn chế. Việc tiếp cận vốn tín dụng khó như “hái sao trên trời”. “Chúng tôi đã có đủ văn bản và dự án khả thi theo quy định để xin vay 300 triệu đồng với mục đích cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống khoai tây trồng vụ đông xuân 2015 -2016 cho các thành viên HTX. Nhưng đến nay, HTX vẫn chưa nhận được thông tin trả lời của ngân hàng, trong khi thời vụ trồng khoai tây đông xuân sắp hết”, ông Hoan than thở.

Đây cũng là những vướng mắc mà HTX Dịch vụ nông nghiệp xã An Lâm (Nam Sách – Hải Dương) gặp phải. Ngày 19/01/2014, HTX tiến hành Đại hội thành viên và chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012 với 23 thành viên, tổng vốn góp là 187,9 triệu đồng, hoạt động trong một số lĩnh vực như dịch vụ thủy nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu một số nông sản cho nông dân, dịch vụ đánh bắt chuột, tín dụng nội bộ.

Mặc dù được đánh giá hoạt động khá hiệu quả (năm 2014, tổng doanh thu của HTX đạt 746 triệu đồng; tổng lãi 27 triệu đồng) nhưng việc vận động các hộ nông dân tham gia vào HTX gặp rất nhiều khó khăn, đến nay mới chỉ có 23 thành viên, trong khi các dịch vụ của HTX hầu như mang tính phục vụ cộng đồng như: thủy nông, đánh bắt chuột, chuyển giao khoa học kỹ thuật… Luật HTX năm 2012 đề cập đến nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước với HTX như ưu tiên giao đất xây dựng trụ sở, ưu tiên vay vốn ưu đãi,… nhưng việc tiếp cận được các chính sách lại là một câu chuyện dài.

Ông Nguyễn Mạnh Chư, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Trực Chính (Trực Ninh – Nam Định), cho rằng, số lượng xã viên quá đông (HTX Nông nghiệp Trực Chính có quy mô toàn xã, với 3.600 xã viên), đa phần không có ý thức, trách nhiệm xây dựng và phát triển HTX, không có vốn góp; tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn lớn; bộ máy quản lý hoạt động bị ràng buộc và lệ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương là những rào cản khiến HTX không thể hoạt động theo đúng quy định. Thực tế, hiện nay mỗi xã viên chỉ góp vốn tối thiểu 150.000 đồng để xác định tư cách thành viên mà không bắt buộc góp vốn kinh doanh dẫn tới ý thức, trách nhiệm cùng HĐQT xây dựng, phát triển HTX bền vững còn hạn chế.

Khó tiếp cận chính sách

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện mới chỉ có khoảng 10% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả; 80% hoạt động trung bình và yếu; 9,75% HTX hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động.

Đơn cử như tại Quảng Ngãi, trong 181 HTX đang hoạt động, có 50 HTX (chiếm 26,6%) được đánh giá thuộc loại khá; 89 HTX trung bình (chiếm 47,3%) và 49 HTX yếu kém (chiếm 26,1%). Các HTX  khá là những đơn vị tổ chức được 4 - 5 dịch vụ như: Dịch vụ thủy lợi, khuyến nông, bảo vệ thực vật, cung ứng giống … và hầu hết các HTX này đều tổ chức dịch vụ tín dụng nội bộ. Các HTX trung bình chủ yếu làm các dịch vụ truyền thống như: Thủy lợi, làm đất, thú y, bảo vệ thực vật … Hầu hết các HTX này chưa mạnh dạn mở thêm dịch vụ để phát triển sản xuất kinh doanh, có HTX hình thành ý tưởng thì lại không có vốn để hoạt động, hoặc có vốn nhưng lại không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các HTX được đánh giá yếu kém là những HTX gần như không có hoạt động kinh doanh dịch vụ gì ngoài dịch vụ thủy lợi, nguồn thu chính từ nguồn cấp bù thủy lợi phí, nợ khê đọng trong HTX nhiều năm không thu được nên không có vốn để tổ chức kinh doanh hoặc vốn quá ít, kinh doanh không hiệu quả, các thành viên không tin tưởng nên không gắn bó với HTX.

Ngoài những lý do về thiếu vốn, nguồn nhân lực, các thành viên chưa mặn mà,… thì việc triển khai các chính sách hỗ trợ HTX chưa đến đầu đến đũa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dù đã có nhiều chính sách tạo động lực cho HTX phát triển nhưng số lượng và tỷ lệ các HTX tiếp cận được chính sách rất thấp. Trong 12 nhóm chính sách hỗ trợ được thống kê mỗi năm, cao nhất mới có khoảng 3%, thấp nhất chỉ 0,13% số HTX tiếp cận được. “Những nhóm chính sách quan trọng để hỗ trợ các HTX thực hiện tốt vai trò trong việc giúp nông dân liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, an toàn và có giá trị cao như hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ khoa học công nghệ, sơ chế và chế biến sản phẩm hay tiếp thị sản phẩm… đều đạt tỷ lệ rất thấp.

Tiếp cận tín dụng vẫn là nội dung khó khăn nhất của HTX nông nghiệp. Đến nay, mới có 26,6% số HTX có đất làm trụ sở, còn lại phải đi thuê, mượn và mới chỉ có khoảng 2% HTX nông nghiệp được thuê đất sản xuất kinh doanh”, TS.Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT nêu một thực tế.

Còn theo nghiên cứu của Oxfam, tính từ thời điểm Luật HTX 2003 đến nay, nhà nước đã ban hành 143 chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế tập thể. Tuy vậy, cách hiểu về phát triển kinh tế hợp tác còn chưa chính xác, chưa bắt kịp với thực tiễn phát triển. Nhiều chính sách ban hành chưa giúp thúc đẩy đúng bản chất, vai trò của tổ chức nông dân như đối tác độc lập trong phát triển, mà có xu hướng thiên lệch trong phát triển HTX hơn so với tổ hợp tác. Các chính sách còn chồng chéo và kém hiệu quả trong thực thi; thiếu chính sách “đòn bẩy” để tạo đột phá.

Báo cáo cũng cho thấy, xu hướng liên kết qua tổ chức của nông dân ngày càng phổ biến hơn so với hình thức liên kết trực tiếp giữa nông dân với doanh nghiệp qua các hợp đồng kinh tế, và là lựa chọn tốt hơn trong việc đảm bảo quyền lợi và tiếng nói của nông dân. Mô hình tổ hợp tác đang tăng mạnh do nông dân mong muốn liên kết trong điều kiện phù hợp với năng lực và nhu cầu của mình, có các giá trị chung được chia sẻ, các nguyên tắc căn bản về tự nguyện, tự chủ, tự quản, minh bạch được đảm bảo. Gần 75% nông dân thể hiện mối quan tâm tới các nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong hợp tác liên kết để họ được quyền có tiếng nói trong quá trình ra quyết định.

Có một thực tế đáng buồn là, đến nay, chỉ có khoảng 10% số HTX tham gia vào việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân, dù đây là mục tiêu cao nhất của công cuộc chuyển đổi. Hiện, nhiều nông dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết sản xuất khi có tới 80,9% nông dân được hỏi cho biết liên kết làm tăng doanh thu cho hộ, 77,8% khẳng định tăng lợi nhuận, 85,6% người dân được hỏi khẳng định các mô hình hợp tác liên kết giúp nâng cao tính tương trợ, gắn kết trong cộng đồng, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh như tự hạ giá, phá giá lẫn nhau, giúp tăng năng lực đàm phán (theo nghiên cứu của Oxfam). Nhưng làm thế nào để HTX liên kết được các nông hộ nhỏ lẻ thành một vùng sản xuất lớn, cho ra những sản phẩm cùng chất lượng lại không phải là việc đơn giản.

Từ thực tế phát triển ở các địa phương, TS.Lê Đức Thịnh cho rằng, mỗi vùng miền, địa phương phát triển mô hình HTX theo cách khác nhau vì phải dựa vào trình độ sản xuất, thâm canh. Ví như ở miền Nam, mô hình THT, HTX liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín đang phát triển mạnh thì ở miền Bắc, mô hình HTX toàn dân, hỗ trợ các dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất là phù hợp. “Hội nhập là tất yếu và không thể cưỡng lại được. Do đó, vai trò của kinh tế tập thể, vai trò của HTX phải phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Muốn vậy, sự quan tâm hỗ trợ chính sách đúng và trúng là một vấn đề. Mặt khác, các HTX phải chủ động trong phát triển nội lực để người dân có thể đặt niềm tin, coi tổ chức này là điểm tựa để tìm đến khi khó khăn, giải quyết những vướng mắc khi cần”, ông Thịnh nói.

Bài 2: Khi hợp tác xã thực sự là “nhà”

Theo Anh Thơ/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 388614

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73435585