01:57 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không bỏ làng

Chủ nhật - 21/09/2014 04:31
"Các địa phương cần tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo cho người dân an cư lập nghiệp để người dân không muốn đi, dù còn khó khăn”- đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tọa đàm về tình trạng di dân tự do của Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 17-9.

 
 Yên ả một vùng quê
 
Chỉ đạo và cũng là tâm sự, mong  muốn của Phó Thủ tướng về vấn đề di dân tự do, li nông và li hương. Trước khi chúng ta trở thành người phố thị thì cha mẹ, anh em, cô chú bác chúng ta và cả chúng ta nữa đã là người nhà quê. Vậy thì, làm gì đây khi nông thôn Việt Nam đìu hiu?

Về việc di dân tự do, như thể quy luật- theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc- không chỉ của Việt Nam mà mang tính toàn cầu, không chỉ hiện thời mà trước đó cũng như sau này. Nói dễ hiểu là chỗ nào dễ thở thì người ta đến, chỗ người ta đang sống khó khăn quá thì người ta đi.
 
Những năm qua, người ta đã chứng kiến làn sóng di dân tự do hết sức dữ dội, cụ thể là từ những tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều hộ gia đình người Mông, người Dao, người Thái, người Nùng... từ phía Bắc đã tìm nhiều cách để vào cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn. Ở nơi mới, họ đã sống trong hoàn cảnh rất khó khăn. Không chỉ mang tiếng là dân ngụ cư, họ phải tìm cách hòa nhập với người dân tại chỗ, phải làm sao có được một chỗ để dựng nhà, có mảnh vườn, có rẫy để trồng trọt. Đương nhiên, không gần đường giao thông, lại ở chỗ núi dễ lở, chỗ thiếu nguồn nước, chỗ lâm tặc hay quấy nhiễu. Có nghĩa là, chưa chắc nơi họ ra đi đã xấu hơn nơi họ đến.
 
Trong một tình thế khác, có  nhiều người li hương lẫn li nông mà không có cơ quay trở lại. Không ít người ở Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Ninh Bình... bỏ ruộng vườn vào miền Tây Nam bộ nuôi tôm, trồng cây ngắn  ngày với hy vọng đổi đời. Khi đi là nông dân, khi đến cũng là nông dân, nhưng không đổi được phận nông dân- ít ra cũng là nông dân công nghiệp. Không thể trách họ khi bỏ làng ra đi, mà ngậm ngùi khi họ đánh đổi tất cả nhưng lại không có được điều mình muốn- dù ước muốn đó không to tát.
 
Nhìn chung, không ai muốn bỏ làng quê ra đi nếu không vì sinh kế. Làng không mang lại cho họ cuộc sống ổn định thì họ phải ra đi. Ở Thanh Hóa, có những làng toàn người già, vì lẽ thanh niên (cả nam lẫn nữ) đều đã lên đường "kiếm ăn” nơi xa. Họ ra đi bỏ lại ông bà, cha mẹ, họ hàng làng xóm; bỏ lại "cây đa, bến nước, sân đình”- có ai muốn làm điều đó đâu, bần cùng bất đắc dĩ mới làm như thế. Làng quê đã không còn hấp dẫn, đã không còn bao dung, chở che được cho những con người "hiền như đất”.
 
Trở lại vấn đề: Vì sao người ta bỏ làng? 
 
Nông nghiệp- Nông thôn- Nông dân, hay còn gọi là "tam nông” đã rất nóng, nếu không có giải pháp tốt thì còn nóng hơn nữa. Khi người dân dân chán ruộng, chán làng- chán cả những mối quan hệ làng xã trong truyền thống văn hóa Việt, thì đó là điều rất đáng suy nghĩ. Cả ngàn năm, người nông dân Việt Nam chỉ mong có đất, nhưng đến nay lại chán, không nghĩ sao được.
 
Trở lại vấn đề di dân, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất chia sẻ với bà con khi ông nói rằng chính quyền địa phương phải bảo đảm cuộc sống cho bà con khi bà con chuyển đến. Theo Phó Thủ tướng, quá trình thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, tình trạng phá rừng còn xảy ra ở những vùng di dân tự do, việc bố trí vốn xây dựng hạ tầng nơi người dân đến còn thiếu nhiều. Phó Thủ tướng cho rằng cần đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, động viên người dân không rời bỏ làng quê và nếu di cư phải có tổ chức, theo kế hoạch của Nhà nước.
 
Làng- vẫn hấp dẫn, nhưng chủ yếu là hấp dẫn với những  người từ làng ra đi và đã thành đạt. Còn với những con dân của làng, nhiều giá trị được coi là cổ điển đã không còn hấp dẫn nữa. Khi ra đi, người ta ít vấn vương. Đó là điều rất đau lòng.
 
Vì thế, phải làm sao làng hấp dẫn, níu được chân người. Chúng ta không muốn bà con, họ hàng mình mãi mãi vẫn là kiếp nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhưng ta có quyền đòi hỏi nông thôn Việt Nam phải khá lên, người nông dân phải được hạnh phúc trên chính mảnh ruộng, vườn tược và trong mái nhà mình.
 
Từ bỏ làng đến không bỏ làng, tưởng dễ mà khó. Chính vì thế, Hội nghị về vấn đề di dân vừa qua phải được coi là hồi chuông khẩn thiết để mọi người nhìn lại vấn đề một cách nghiêm túc. Nếu làng quê không còn là chỗ người ta nương náu đi về, mà lại là nơi người ta chán ngán bỏ ra đi, thì vấn đề đã trở nên nguy cấp. Cách đây chưa lâu, tại Kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân từng đặt vấn đề: Vì sao nông dân vẫn nghèo? Câu hỏi ấy không chỉ là đặt vấn đề trên diễn đàn Quốc hội, mà cần hiểu đó là tâm tư nguyện vọng, là quyền đòi hỏi của người nông dân Việt Nam.
 
Theo daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254


Hôm nayHôm nay : 25569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 501502

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70728817