03:50 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm hay trong trồng dưa, bí leo giàn

Thứ ba - 28/03/2017 00:11
Nhiều năm thâm canh bí xanh, dưa chuột leo giàn, nông dân xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã tìm tòi và áp dụng được cách làm giàn độc đáo mang lại hiệu quả cao, với doanh thu từ 10 đến 20 triệu đồng/sào. Đó là cải tiến cách làm giàn chữ X để giảm công lao động, chi phí trong trồng trọt.

Mặc dù là kỹ thuật được lựa chọn nhiều khi thâm canh, song đối với cây dưa, bí trồng giàn chữ X cần rất nhiều công để buộc cố định ngọn, nhánh vào giàn dóc vì chúng có đặc điểm bò lan, cần chỗ vịn, cho nên dưa, bí cứ bò đến đâu thì phải đi buộc vào giàn hằng ngày đến đó. Vì vậy, nông dân xã Quốc Tuấn đã sáng tạo, tìm ra cách làm mới để đỡ tốn công buộc ngọn, bằng cách dựng giàn chữ X như cũ nhưng không buộc 2 - 3 hàng dóc nẹp dọc luống như trước mà thay vào đó là dùng lưới mắt cáo (đường kính mắt khoảng 10 cm) được làm bằng dây dù ni-lông có bán sẵn trên thị trường để phủ đều lên hai bên hàng dóc cắm chéo (nông dân quen gọi là mặc áo cho giàn).

Cách mặc áo cho giàn như sau: phủ lưới hai bên mái giàn sao cho hai mép lưới cách mặt luống 40 - 45 cm để tiện cho việc làm cỏ, bón phân dưới mặt luống. Mép trên lưới trùng với chỗ giao nhau của hai hàng dóc. Lưới phủ xong được buộc cố định vào giàn từ trên xuống dưới bằng dây ni-lông để gió không làm tốc. Thời điểm phủ lưới tiến hành ngay sau khi cắm dóc làm giàn cho dưa, bí.

Khi đã có lưới bao phủ trên giàn thì ngọn dưa, bí bò đến đâu tua cuốn sẽ quấn chặt vào giàn lưới đến đó nên không bị tuột ra khỏi giàn và rất chắc chắn. Lưới hiện có giá bán 90 - 100 nghìn đồng/kg. Một sào Bắc Bộ (360m2) dùng hết khoảng 8 kg lưới. Dù ban đầu phải đầu tư tiền mua lưới, nhưng lưới này lại sử dụng được từ sáu đến bảy vụ mới hỏng. Mặt khác, dùng lưới giăng thì không phải tốn dóc buộc dọc luống 2 - 3 hàng nẹp giàn và số lượng dóc cắm chéo cũng giảm đi nhiều (giảm được một phần ba số dóc cả ruộng). Đặc biệt, với cách làm này, người nông dân không phải tốn công hằng ngày đi buộc ngọn trong thời điểm dưa, bí leo giàn. Cho nên một nhà chỉ có hai nhân công lao động cũng có thể thâm canh hàng mẫu dưa, bí liền một lúc.

Mặt khác, giống dưa, bí phát triển trái vụ trên đồng đất Quốc Tuấn đều được nông dân lựa chọn khắt khe. Họ ưu tiên sử dụng các giống cây lai chịu nhiệt, có khả năng chống chịu bệnh tốt, sinh trưởng, phát triển khỏe và có tiềm năng năng suất cao.

Theo Trần Liên/ Nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 32131

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 852369

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71079684