02:37 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm thoát nghèo của nông dân Bình Dương

Thứ năm - 09/08/2018 04:42
Sau 3 tháng tham gia lớp học nghề sơ cấp, hàng nghìn nông dân ở tỉnh Bình Dương thời gian qua đã được nâng cao tay nghề, có kiến thức áp dụng trực tiếp vào sản xuất. Nhờ vậy, kinh tế cũng đổi thay trông thấy.

Thành công từ mô hình trồng bưởi da xanh

Anh Trần Trung Dũng (xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) là 1 trong hơn 30 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Đề án 1956 ở Bình Dương.

Năm 2014 lần đầu tiên anh được tham gia lớp học nghề sơ cấp trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP do Phòng LĐTBXH huyện Dầu Tiếng phối hợp tổ chức. Sau thời gian học anh Dũng đã quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, gia đình anh đã có gần 2 ha cây ăn trái, cho thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng.

 kinh nghiem thoat ngheo cua nong dan binh duong hinh anh 1

Lao động nữ nông thôn có việc làm thu nhập cao nhờ được học nghề may. Ảnh: Thùy Anh

Giờ đây, mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP của anh Dũng đang là nơi chuyển giao kinh nghiệm, kỹ thuật cho nhiều nông dân khác đến học tập. Nhờ sự hỗ trợ đó mà thời gian qua số hộ trồng bưởi trên địa bàn xã Minh Thạch ngày càng tăng. Đến nay đã có hơn 20 hộ dân trồng bưởi theo mô hình VietGAP.

Một hợp tác xã may do Hội LHPN huyện Dầu Tiếng thành lập đã thu hút hơn 100 hội viên tham gia. Hiện nay hợp tác xã là người điều phối, đứng ra nhận hàng, tạo việc làm cho các hội viên. Chị Nguyễn Thị Nga, thành viên trong HTX may vui mừng tâm sự, chị học nghề may được 3 năm. Từ một hộ nghèo của xã, nhờ học nghề may, đến nay qua việc nhận hàng gia công làm tại nhà, thu nhập của chị bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng.

"Giai đoạn 2018- 2020, mục tiêu của tỉnh Bình Dương sẽ đào tạo nghề cho khoảng 4.140 LĐNT, trong đó nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp khoảng 2.640 người, nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp khoảng 1.500 người. Phấn đấu tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%”.

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương

Khó tuyển lao động học nghề

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương cho biết, 80% LĐNT sau học nghề có việc làm mới hoặc làm công việc cũ nhưng giá trị sản lượng cao hơn. Nhiều ngành nghề được LĐNT lựa chọn theo học như: May, cạo mủ cao su, chăm sóc cây ăn trái, kỹ thuật chăn nuôi, sửa chữa xe máy, sửa chữa điện thoại, cắt tóc, nấu ăn đãi tiệc…

Ông Tuyên nhấn mạnh, một trong những kết quả nổi bật qua 5 năm triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề LĐNT chính là nhận thức của người lao động có chuyển biến rõ rệt, nhiều mô hình sản xuất hoạt động hiệu quả hơn khi bản thân người lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp của mình.

Bên cạnh những kết quả khả quan, trong quá trình triển khai đào tạo nghề cho LĐNT còn nhiều bất cập. Mục tiêu giai đoạn 2018-2020, Bình Dương sẽ đào tạo nghề cho khoảng 4.140 người, ưu tiên ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp.

Lý giải về chỉ tiêu đào tạo giảm xuống, ông Tuyên cho rằng hiện nay thanh niên tại các địa phương hầu hết đi học đại học, cao đẳng, trung cấp, số khác vào làm việc trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, đào tạo nghề LĐNT chỉ tuyển sinh được tầng lớp trung niên nhưng số lượng lại khá ít. Mặt khác, nhiều nghề trong chương trình đào tạo nghề cho LĐNT không hẳn đã là lựa chọn tốt nhất với người ở nông thôn.

“Tháng 4, Sở LĐTBXH cũng có công văn hướng dẫn thông tin hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề, hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo nghề. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo dạy nghề theo Đề án 1956 cũng xác định mục tiêu dạy nghề phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh” – ông Tuyên nói.

Trước đó, trong lần làm việc với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH nhấn mạnh để công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương đạt hiệu quả hơn nữa, thì cần phải làm tốt khâu khảo sát nhu cầu của người học. Với địa phương phát triển công nghiệp như Bình Dương nên gắn kết dạy nghề LĐNT với đào tạo nghề cho doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tác dạy nghề. Có như vậy, người học sẽ có việc làm ngay sau khi học với mức lương cao.

Theo Thùy Anh/ Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175


Hôm nayHôm nay : 35198

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 523898

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73570869