19:41 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lòng dân đồng thuận, công tác thủy nông hiệu quả rõ nét

Thứ sáu - 23/09/2016 04:43
Từ khi có sự tham gia tích cực của người dân và chính quyền các địa phương, việc vận hành các công trình thủy lợi gặp rất nhiều thuận lợi, thời gian vận hành máy bơm tưới và lượng nước thất thoát giảm hẳn.

Người dân chung tay cùng ngành thủy lợi nạo vét lòng kênh phục vụ hút nước tưới cho cây trồng

Đây là kết quả từ PIM, một chương trình do Jica Nhật bản hỗ trợ nhằm giúp người dân và chính quyền các địa phương cùng ngành thủy lợi nâng cao hiệu quả công tác thủy nông.

Chương trình PIM (chương trình vận hành công trình thủy lợi có sự tham gia của người dân và chính quyền các địa phương) được thực hiện ở Nghệ An vào năm 2010. Trên thực tế, Jica chỉ hỗ trợ kinh phí tập huấn, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của dự án. Hai công trình do Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An quản lý gồm vận hành nước tự chảy từ hồ chứa Khe Ngang tại xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) và trạm bơm Kim Liên (Nam Đàn) lấy nước từ trạm bơm 4C được lựa chọn thực hiện mô hình.

Để thực hiện dự án này, thông qua các chuyên gia, kỹ sư ngành thủy lợi, Jica đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của việc phối hợp trong vận hành điều tiết nước giữa ngành thủy lợi, chính quyền các địa phương và người dân. Từ việc thay đổi nhận thức, ý thức, Jica kêu gọi sự chung vai gánh vác của người dân trong việc điều tiết nước phục vụ sản xuất.

Kết quả là, việc nạo vét kênh mương được các địa phương và người dân quan tâm thường xuyên hơn; hiện tượng phá hoại các công trình thủy lợi không còn xuất hiện… Sự chia sẻ của người dân đối với ngành thủy lợi trong điều kiện thời tiết khó khăn ngày càng được nâng lên; không còn xẩy ra những mâu thuẩn nảy sinh từ việc tranh chấp nước sản xuất…

Trước mỗi đợt bơm tưới nước, Cty và chính quyền các địa phương, đại diện nhà nông đều họp bàn thống nhất kế hoạch. Từ đó, phương án tưới tiêu được cụ thể hóa nhằm hài hòa lợi ích của nông dân và các địa phương. Tín hiệu tích cực xuất phát từ sự đồng thuận cao của người dân là những tuyến kênh mương được nạo vét thường xuyên rất thuận tiện cho việc vận hành tưới tiêu.

Dù không có kinh phí nhưng chương trình thành công ngoài mong đợi, thời gian tưới và tỉ lệ thất thoát nước tưới tại 2 mô hình đều giảm từ 20 - 30%.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng phòng Kỹ thuật Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An cho biết: “Có sự đồng thuận, hỗ trợ từ phía người dân, việc vận hành các công trình thủy lợi mang lại hiệu quả nhanh chóng, thiết thực. Cty chúng tôi được phân cấp quản lý hệ thống các trạm bơm, trạm đầu mối, hệ thống kênh cấp 1… còn địa phương quản lý kênh cấp 2,3… Thế nhưng, từ trước đến nay, dường như việc vận hành hệ thống nước chỉ là việc của Cty. Điều này tạo ra mâu thuẫn giữa các hộ dân, các vùng sản xuất, các xã, các huyện trong việc điều tiết nước. Khi có sự phối hợp chặt chẽ, đưa ra được lịch điều tiết nước, nông dân sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất, ngành thủy lợi cũng thuận tiện hơn trong quản lý”.

Từ thành công ban đầu, năm 2014, mô hình được mở rộng ra 10 trạm bơm của Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An. Đến nay, toàn bộ hệ thống vận hành thủy nông của công ty đã được áp dụng mô hình PIM.

Ông Thái Văn Hùng, Phó GĐ Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An cho biết thêm: “Cty có 35 trạm bơm, 13 hồ chứa, 7 đơn vị sản xuất, 4 xí nghiệp, 3 trạm đầu mối, phục vụ tưới cho 45.000ha cây trồng/năm. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã khiến lượng nước phục vụ sản xuất trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi, hồ đập được xây dựng cách đây hàng chục năm nay đã xuống cấp, rò rỉ. Nếu không có sự tham gia tích cực của người dân, chính quyền các địa phương trong việc vận hành các công trình thủy lợi thì công tác thủy nông sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đó chính là lý do chúng tôi lựa chọn PIM để vận hành hệ thống tưới tiêu do Cty mình quản lý”.

VĂN DŨNG
Nguồn: NNVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 488651

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70715966