12:50 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao sức cạnh tranh của các hợp tác xã nông nghiệp

Thứ tư - 21/03/2018 03:26
TQĐT - Có hợp tác xã hoạt động hiệu quả là một trong những tiêu chí đóng góp vào mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở các xã hiện nay. Tại tỉnh ta, số lượng các hợp tác xã nông nghiệp chiếm tỷ lệ 59,4% tổng số các hợp tác xã, trong khi đó số vốn đăng ký chỉ chiếm khoảng 27,3%.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Ly, Giám đốc Hợp tác xã cam sành Sơn Nữ, xã Nhân Mục (Hàm Yên) hướng dẫn xã viên cách thu hái, bảo quản cam sành.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Ly, Giám đốc Hợp tác xã cam sành Sơn Nữ, xã Nhân Mục (Hàm Yên) hướng dẫn xã viên cách thu hái, bảo quản cam sành.

Là một trong 30 hợp tác xã thành lập mới năm 2017, Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp xanh, xã Trung Môn (Yên Sơn) xây dựng hướng hoạt động tương đối rộng: Từ chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản; trồng rau an toàn đến cung ứng các dịch vụ liên quan... 

Chị Nguyễn Thanh Nga, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Ngay sau khi thành lập hợp tác xã, chị liên kết với các hộ chăn nuôi, trồng trọt trên địa bàn xã để liên kết tiêu thụ rau sạch. Ngoài liên kết thu mua rau an toàn, chị Nga cũng thuê đất thành lập một trang trại chăn nuôi lợn sạch quy mô trên 300 con lợn thịt, đồng thời xây dựng một lò mổ ngay tại trang trại.

Toàn bộ sản phẩm được hợp tác xã cung ứng cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh và của tỉnh Phú Thọ. Tháng 9-2017, cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn của Hợp tác xã tại chợ km 6, xã Trung Môn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận là chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. 

Chị Nga cho biết, tới đây, hợp tác xã sẽ tập trung vào lĩnh vực trồng rau an toàn, vừa để chủ động nguồn cung, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Từ trước đó, đơn vị đã làm việc với một số siêu thị trên địa bàn như Mường Thanh, Vincom Tuyên Quang để cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn. 

Tuy nhiên, số lượng Hợp tác xã nông nghiệp chủ động phương án sản xuất kinh doanh như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xanh không nhiều. Số lượng các hợp tác xã nông nghiệp đã củng cố, chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 nhiều, nhưng theo dạng “bình mới rượu cũ” vẫn tương đối nhiều. 

Hợp tác xã nông lâm nghiệp Kim Bình, xã Kim Bình (Chiêm Hóa) kiện toàn lại từ cuối năm 2017. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hoạt động của hợp tác xã vẫn xếp ở dạng chưa hiệu quả. 

Ông Ma Quang Bắc, Bí thư Đảng ủy xã Kim Bình cho biết: Sau một thời gian đầu tư vào lĩnh vực chế biến mắm cá ruộng nhưng lại không chú trọng vào vấn đề xúc tiến thị trường, sản phẩm không bán được, vốn đầu tư không thu lại được khiến hợp tác xã gặp nhiều khó khăn trong phát triển. Hiện nay, hoạt động của Hợp tác xã nông lâm nghiệp Kim Bình chủ yếu trông chờ vào nguồn cấp bù thủy lợi phí. 

Theo ông Bắc, do cả xã Kim Bình chỉ có một hợp tác xã, nên giải pháp hiện nay của chính quyền xã cũng như lãnh đạo hợp tác xã là củng cố lại toàn bộ hoạt động, bổ sung thêm phương án sản xuất, kinh doanh, đồng thời khôi phục lại nhãn hiệu mắm cá ruộng đã được giao cho Hợp tác xã quản lý theo hình thức bàn giao quá trình sản xuất về xã viên, hợp tác xã sẽ thực hiện phương án xúc tiến đầu tư, tìm thị trường cho sản phẩm. 

Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, đến hết tháng 1-2018, toàn tỉnh có 211 hợp tác xã nông lâm nghiệp, trong số này đã có 118 hợp tác xã đã chuyển đổi. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, hết năm 2017, chỉ có khoảng 15 hợp tác xã có tham gia liên kết với doanh nghiệp, còn lại là các hợp tác xã cung ứng phân bón, vật tư nông lâm nghiệp, dịch vụ thủy lợi. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2018, một trong những nhiệm vụ của ngành là đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, các tổ hợp tác, mở rộng các ngành nghề dịch vụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa, đảm nhiệm tốt vai trò đại diện của nông dân trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ. Đồng thời, phối hợp Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất mía; xây dựng và thực hiện sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Duy trì, mở rộng quy mô sản xuất các Tổ hợp tác sản xuất theo quy trình VietGAP. 

Phương án vực dậy các hợp tác xã diện yếu kém đã được Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh bàn bạc, xem xét và đưa ra nhiều giải pháp. Theo đó, đối với các hợp tác xã nông nghiệp yếu kém nhưng còn khả năng phục hồi, chi cục sẽ làm việc với chính quyền địa phương để thống nhất chủ trương củng cố theo phương thức, hoặc là hợp nhất, liên kết nhiều hợp tác xã lại thành một hợp tác xã để phát triển, hoặc xây dựng phương án kinh doanh mới, phù hợp với thị trường.

Bài, ảnh: Trần Liên/baotuyenquang.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hợp tác, các xã

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 200


Hôm nayHôm nay : 64201

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1132685

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60141008