18:03 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề rèn có một không hai của người Tơ Đrá

Chủ nhật - 08/06/2014 21:42
Người Tơ Đrá là một nhóm thuộc dân tộc Xê Đăng, cư trú rải rác ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Nói đến tộc người này người ta nghĩ ngay đến nghề rèn có một không hai của họ.
Nói “có một không hai” là bởi người Tơ Đrá đã luyện thẳng được thép từ quặng sắt thiên nhiên mà không qua công đoạn luyện gang… Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn thì đặc sắc này của người Tơ Đrá sánh ngang với tài chế tạo nòng súng của người Mông ở phía Bắc.

Các khe suối vùng Ngọc Linh, Kon Plong – địa bàn cư trú lâu đời của người Tơ Đrá vốn có loại quặng manhêtit chứa hàm lượng sắt lên tới 98%. Khu vực này còn có một loại cát đen cũng do quặng sắt phân hủy, có tỷ lệ sắt đạt 96%.

 Để luyện hai loại quặng này thành thép, người Tơ Đrá đã biết chế ra lò luyện rất độc đáo: Họ khai thác thứ đất sét chịu lửa vốn cũng sẵn có tại các khu vực này để đắp thành một thứ bễ luyện lộ thiên. Nếu các lò rèn của người Kinh xưa kia dùng hai ống bễ bằng gỗ, thụt hơi bằng pít tông thì bễ thụt của người Tơ Đrá đơn giản mà hiệu suất hơn nhiều. Họ dùng dạ dày con mang đem phơi khô rồi gắn vào ống dẫn hơi.

Hơi sinh ra bằng việc bóp cho túi da phồng lên xẹp xuống. Để nấu chảy được quặng, đồng bào dùng một loại than đốt bằng thứ gỗ lõi của cây loong pling nhiệt lượng rất cao. Đe, búa được làm bằng đá granite… Sau khi nấu chảy quặng và vớt hết tạp chất, khối thép được phân nhỏ bằng cách dùng dao rạch thành phiến khi đang nóng rồi giội nước lạnh để tách thành từng thanh theo ý muốn…

Mỗi mẻ thép thường phải luyện liên tục trong thời gian một ngày một đêm, khối lượng đủ rèn khoảng 15 chiếc rìu hay rựa, chất lượng không kém bao nhiêu các loại thép ngày nay…

Các già làng nói rằng cho đến thời Pháp thuộc vẫn còn ít nhất 70 làng người Tơ Đrá có lò rèn. Sản phẩm của họ cung cấp cho cả vùng Bắc Tây Nguyên và một phần các tỉnh Hạ Lào. Dù trao đổi hàng hóa rất có giá nhưng điều lạ là họ không hình thành một lớp thợ chuyên nghiệp để trở thành làng nghề. Các làng chỉ mở lò khi rỗi sản xuất nông nghiệp như một thứ dịch vụ “tay trái”. Việc sản xuất lương thực vẫn được coi trọng hơn.

Có lẽ cũng bỡi vì thế mà khi đồ sắt xuất hiện ngày càng dồi dào – đặc biệt là phế liệu chiến tranh - thì nghề rèn của người Tơ Đrá cũng theo đó mai một dần… Cách nay hơn chục năm trong một dịp đi công tác ở huyện Đăk Glei, chúng tôi đã cố công hỏi tìm xem còn nơi nào giữ được nghề rèn độc đáo này song cán bộ các địa phương đều khẳng định là không còn nữa… Một thành tựu văn minh độc đáo của người Tơ Đrá xem như là đã vĩnh viễn mất đi...

nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153659

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71380974