12:44 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người dân Đông Anh đạt thu nhập bình quân 43 triệu đồng/năm

Thứ năm - 11/05/2017 20:29
Năm 2016, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), là một trong hai huyện đầu tiên của Hà Nội về đích. Đặc biệt, đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đã đạt 43 triệu đồng/năm, trong đó khu vực nông thôn đạt 41 triệu đồng/năm.

Nhiều thành tích nổi bật

Theo ông Nguyễn Văn Quang - Bí thư Huyện ủy Đông Anh, năm 2016 vừa qua, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Khu vực nông nghiệp phát triển tích cực, cơ giới hoá được đẩy mạnh; huyện trở thành vùng cung cấp rau an toàn, thực phẩm lớn cho thành phố…

 nguoi dan dong anh dat thu nhap binh quan 43 trieu dong/nam hinh anh 1

Trồng cây ăn quả đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng

Tính riêng từ năm 2016 đến nay, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện đã ủng hộ, đóng góp khoảng 73 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng NTM.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230ha, trong đó đất nông nghiệp 9.785ha. Với lợi thế quỹ đất nông nghiệp lớn, Đông Anh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp sạch, sinh thái gắn với đẩy mạnh xây dựng NTM.

Ông Quang cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như kênh mương, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện, trạm bơm. Đồng thời, đẩy mạnh chương trình cơ giới hóa trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, huyện tích cực chỉ đạo các xã tiến hành dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung theo hướng hàng hóa và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

“Chủ trương quy hoạch NTM của thành phố theo hướng mở, không chủ trương biến làng thành phố. Do đó, mặc dù có những biến động về quy hoạch do đô thị hóa, song ở những nơi có tính chất thuần nông, huyện Đông Anh vẫn cần quy hoạch phân khu phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân. Cho đến nay,  sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế rất quan trọng của huyện Đông Anh. Bởi vậy, huyện cần đẩy mạnh xây dựng, phát triển các vùng nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghệ cao” – ông Quang nhấn mạnh.

Nâng cấp hàng loạt công trình hạ tầng

Thành quả trong xây dựng NTM của huyện Đông Anh
>353 tỷ đồng được đầu tư để nâng cấp  các trường học
11 nhà văn hóa thể thao đã được xây dựng với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng
19/26 chợ được xã hội hóa với mức đầu tư trên 175 tỷ đồng
21/23 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới

Cũng theo ông Quang, nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, lãnh đạo huyện Đông Anh xác định phải làm đồng bộ hạ tầng. Theo đó, trong năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017, huyện đã tiếp tục ưu tiên đầu tư cho việc nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng với 25 tỷ đồng được bố trí cho xây mới, cải tạo 33km đường dây điện.

Từ năm 2016 đến nay, huyện đầu tư trên 353 tỷ đồng nâng cấp một loạt trường học. Nhờ đó, đến hết tháng 3.2017, toàn huyện có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia; nâng tổng số cơ sở giáo dục đạt chuẩn lên 46/88 trường. 11 nhà văn hóa thể thao cũng đã được xây dựng với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng.

Dù vậy, theo ông Ngô Văn Lệ - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, bài toán hạ tầng vẫn còn không ít khó khăn. Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia mới đạt khoảng 52,3%; đáng chú ý xã Dục Tú chưa có trường nào đạt chuẩn, 10/23 xã chưa có đủ nhà văn hóa theo quy định. Trong khi đó, tỷ lệ cứng hóa đường làng ngõ xóm, trục chính thủy lợi nội đồng cũng mới đạt gần 90%...

Nói về khó khăn trong công tác xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, ông Quang cho rằng: “Hầu hết các tiêu chí chưa đạt hiện nay như giao thông, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa hay trường học đều cần nguồn vốn lớn. Do đó, việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sẽ được huyện coi là giải pháp trọng tâm nhất trong thời gian tới. Để giải bài toán này, huyện sẽ chú trọng tới công tác đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt”.

Tác giả bài viết: Hải Đăng

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 166


Hôm nayHôm nay : 28260

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 53898

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60375855