01:04 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhật giúp Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ nông sản

Thứ năm - 26/06/2014 22:55
Việt Nam-Nhật Bản sẽ tập trung nhiều vào hợp tác khoa học kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp

Công nghệ sinh học, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hợp tác để nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lương thực và thực phẩm từ khâu sản xuất đến thu hoạch, chế biến, bảo quản lưu thông phân phối sản phẩm”

Là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Đối thoại cấp cao Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác nông nghiệp Việt Nam lần thứ nhất” vào hôm qua (26/6) tại Hà Nội, VOV đưa tin.

1kg vải = mớ rau muống: Thêm đắng chát nông sản Việt

 

VN có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp

Hội nghị nhằm mục đích thống nhất chương trình hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản ở “Tầm nhìn trung và dài hạn cho phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam một cách toàn diện”. Qua đó, xây dựng các hoạt động cụ thể cho giai đoạn 2015-2019 và những năm tiếp theo ở Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nông lâm Ngư nghiệp Nhật Bản ông Hayashi Yoshimasa cho rằng: Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp như: Nguồn nhân lực trẻ, tài nguyên về đất đai, điều kiện khí hậu.

Hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có quá trình lịch sử lâu dài. Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đã và đang đầu tư hiệu quả tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam thời gian qua trong phát triển ngành nông nghiệp thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, vay vốn ưu đãi, nghiên cứu, trao đổi chuyên gia giữa 2 bên…

Nông dân huyện Lục Ngạn đã thử nghiệm xuất khẩu vải sang Nhật
Nông dân huyện Lục Ngạn đã thử nghiệm xuất khẩu vải sang Nhật

Thời gian vừa qua nhằm tránh phụ thuộc Trung Quốc, nông dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) đã thử nghiệm xuất khẩu vải sang Nhật - một thị trường khó tính nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho loại đặc sản này.

"Ban đầu quy trình kiểm tra có thể ngặt nghèo bởi Nhật là một thị trường rất khó tính, nhưng khi thành công rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn", ông Bùi Huy Tình - Chủ tịch UBND xã Hồng Giang nhận định.

Nhật hợp tác nông nghiệp với ĐBSCL

Hồi tháng 4 vừa qua, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản và đại diện Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cũng đã ký các bản ghi nhớ về những cam kết bước đầu trong hợp tác phát triển nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Ông Kohei Watanabe trưởng đoàn khảo sát cho rằng, việc hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và ĐBSCL trong tương lai chắc chắn sẽ làm tăng giá trị trong chuỗi sản phẩm ngành lương thực...

Theo Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ông Nguyễn Phong Quang, ĐBSCL có tiềm năng lớn về nông nghiệp, nhưng hạ tầng giao thông-thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu khai thác phát triển; giá trị nông sản hiện tại còn ở mức thấp so với tiềm năng… Do vậy, cần có sự hợp tác đầu tư từ nhiều phía để gia tăng hiệu quả khai thác các nguồn tài nguyên.

Dưa hấu bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) trên đường xuất sang Trung Quốc
Dưa hấu bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) trên đường xuất sang Trung Quốc

Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Văn Út, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, Ban chỉ đạo đang kết nối với Nhật bản để từng bước thực hiện bản ghi nhớ đó.

Cũng theo ông Út, mong muốn thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, ĐBSCL đang muốn hướng tới mục tiêu vì nền nông nghiệp phát triển giá trị bền vững, trú trọng chất lượng, năng suất.

Việc thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Nhật Bản được diễn ra trong bối cảnh giá các mặt hàng gạo, nông sản của Việt Nam thời gian qua được bán với giá rất thấp.

Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng thực tế, giá lúa gạo của Việt Nam cũng đang ở mức rất thấp so với nhiều nước và luôn chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới.

Dưa hấu tại miền Trung giảm mạnh xuống mức 1.000-1.500 đồng/kg, xuất khẩu sang Trung Quốc bị dồn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

Thậm chí, dưa hấu bán không được, bà con nông dân ở các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà (Quảng Ngãi) đành bỏ cho trâu, bò ăn. Ông Phan Duy Khánh, Chủ tịch UBND xã Tịnh Trà xót xa, chưa bao giờ người dân địa phương trồng dưa hấu bội thu như năm nay thế nhưng thu hoạch về chất đầy sân nhà mà không thể bán được.

Trong khi tại Nhật, một cặp dưa đã từng được mua với giá kỷ lục 1,6 triệu yen (hơn 15.000 USD) tại một cuộc đấu giá ở thành phố miền bắc Sapporo, Hokkaido, một cặp xoài ở miền nam Nhật Bản đã được mua với giá kỷ lục 300.000 yen (62 triệu đồng, gần 3000 USD).

Theo bao datviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 365


Hôm nayHôm nay : 17783

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 830156

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64816100