03:36 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành công từ sự đồng thuận

Chủ nhật - 25/12/2016 00:01
Cuối năm, bận rộn với nhiều công việc, nhưng ông Đặng Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định vẫn dành thời gian chia sẻ với PV Đại Đoàn Kết về công tác Mặt trận ở địa phương, về những vấn đề đang đặt ra trong đời sống KT-XH, đòi hỏi có sự tham gia giải quyết của hệ thống Mặt trận.

Ông Đặng Xuân Hùng trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó ở địa phương.

PV: Thưa ông, nhìn lại một năm hoạt động, điều gì ông và đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận ở Nam Định thấy phấn khởi, tâm đắc nhất?

Ông Đặng Xuân Hùng: Không chỉ chúng tôi, cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nói chung đều phấn khởi khi hầu hết các chỉ tiêu phát triển KT-XH tỉnh đều thực hiện đạt và vượt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, đồng bào lương giáo trên địa bàn tỉnh chung sống hòa thuận, đoàn kết.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mới đây được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhiều người cũng biết, Nam Định là một trong những trung tâm lớn của tín ngưỡng này. Để được thế giới công nhận, tôn vinh, nhiều cộng đồng ở Nam Định đã có công rất lớn trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị của tín ngưỡng. 

Chúng tôi cũng rất mừng vì trong năm, hệ thống Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở đã tham gia tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp trên địa bàn, đảm bảo các yêu cầu đúng luật, dân chủ và an toàn.

Bằng cách này, cách khác, trong năm, Mặt trận các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên tiếp tục vận động, quyên góp, huy động thêm được nhiều nguồn lực, qua đó triển khai được hiều hoạt động hỗ trợ, chia sẻ với các trường hợp, hoàn cảnh khó khăn, lớn là hỗ trợ người nghèo sửa chữa, xây mới nhà ở, nhỏ hơn thì là trao những suất học bổng cho những em học sinh nghèo, thiết thực chung sức thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội...

Đặc biệt, trong năm, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai tích cực, toàn tỉnh có thêm khoảng 40 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 152/209 xã.

Sau huyện Hải Hậu, tỉnh đang phấn đấu trong năm 2017 có thêm hai huyện là Trực Ninh, Nghĩa Hưng đạt chuẩn huyện NTM. Chúng tôi rất phấn khởi về điều này... 

Nhân đề cập đến xây dựng NTM, thưa ông, tích tụ ruộng đất, xây dựng các HTX kiểu mới được xác định là những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hệ thống Mặt trận ở địa phương đã và sẽ làm gì để góp phần thực hiện chủ trương mới này?

- Từ năm 2011, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo triển khai thực hiện “dồn điền đổi thửa”. Sau dồn điền, toàn tỉnh đã xây dựng được khoảng 150 cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích khoảng 7000 ha.

Tuy nhiên, “dồn điền đổi thửa” mới chỉ giải pháp giảm số thửa canh tác nhỏ lẻ của mỗi hộ nông dân. Để xây dựng được sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại, quy mô lớn, làm ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, có giá trị cao, có sức cạnh tranh...còn nhiều việc phải làm, trong đó tích tụ được ruộng đất là điều kiện đầu tiên.

Trên thực tế việc này đã và đang diễn ra ở Nam Định, với gần 800 ha ruộng đất đã được tích tụ, trong đó 595 ha do các doanh nghiệp thuê gom ruộng đất của các hộ nông dân hoặc thuê lại diện tích đất công để đầu tư các dự án nông nghiệp, thủy sản tập trung. Số còn lại do một số hộ nông dân, chủ trang trại trong tỉnh tích tụ, với quy mô từ 10-40 ha...

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì những mô hình tích tụ ruộng đất chưa có nhiều, diện tích ruộng đất tích tụ được chưa phải lớn, lý do là việc này không dễ thực hiện, đang gặp nhiều rào cản.

Đơn cử, nhiều hộ nông dân tuy không còn nhu cầu sử dụng ruộng đất nhưng vẫn có tâm lý phải giữ bằng được ruộng đất. Nếu cho thuê cũng chỉ đồng ý cho thê ngắn hạn, mà ngắn hạn thì doanh nghiệp không dám thuê để đầu tư vì không đủ thời gian thu hồi vốn.

Cũng cần phải nói thêm, đây là một vấn đề mới, ở một số địa phương cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm, chưa chỉ đạo quyết liệt nên mô hình tích tụ ruộng đất chưa xuất hiện...

Chủ trương chung của tỉnh Nam Định là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tái cơ cấu ngành, gắn với xây dựng NTM, gắn với chủ động phòng chống thiên tai.

Một trong những giải pháp của tỉnh là tạo các điều kiện tích tụ ruộng đất hợp lý để phát triển mạnh các mô hình “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” và mở rộng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh cũng đang thực hiện đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, đáp ứng đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong đó, từng bước thực hiện chuyển đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX theo Luật HTX năm 2012. Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX chuyên ngành làm đầu mối, đại diện cho người dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.

Có những địa phương như huyện Hải Hậu đã thực hiện giải thể 54/54 HTX kiểu cũ để thành lập các HTX mới, hoạt động theo Luật HTX năm 2012. 

Đây là những việc rất lớn, đòi hỏi phải có sự thống nhất chung trong nhận thức, hành động, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp.

Quá trình thực hiện sẽ có không ít việc, vấn đề phát sinh, cần giải quyết, tháo gỡ. MTTQ và các đoàn thể chính trị trong tỉnh xác định sẽ phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để chủ trương mới, quan trọng này lan tỏa, thấm sâu, từng bước được hiện thực hóa... 

Làm công tác Mặt trận, ông thấy những việc, vấn đề gì hiện nay của đời sống tam nông ở địa phương cần được ưu tiên giải quyết? 

- Việc, vấn đề cần giải quyết thì rất nhiều và không bao giờ hết. Mới đây, khi thông báo kết quả công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền năm 2016 tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh, liên quan đến nhiệm vụ xây dựng NTM, thay mặt UB MTTQ tỉnh tôi có kiến nghị UBND tỉnh cần tăng cường chỉ đạo thực hiện đề án tái cấu trúc lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, liên kết. Đi liền là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. 

Ngoài ra, chúng tôi cũng phản ánh, kiến nghị chính quyền tỉnh quan tâm, có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường.

Thực tế cho thấy, tình trạng  ô nhiễm môi trường ở một số địa phương, một số khu, cụm công nghiệp trong tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, gay gắt, chưa được xử lý có hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân... 

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Duy Hưng/ Đại đoàn kết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 41341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1179445

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71406760