09:48 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi

Chủ nhật - 26/04/2015 23:13
Cát Sơn là xã miền núi của huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp, cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều thiếu thốn, đời sống của nhân dân còn không ít khó khăn. Song

Song, trong những năm gần đây, nhờ khai thác tối đa tiềm năng lợi thế sẵn có nên Cát Sơn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nền kinh tế từng bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo đã có điều kiện để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Tiêu biểu như gia đình bà Nguyễn Thị Lợi - ở thôn Hội Sơn. Trước đây, gia đình bà Lợi thuộc diện hộ nghèo của xã. Căn nhà tạm bợ được xây dựng lâu đã xuống cấp, dột nát nhưng không có tiền xây cất lại. Măn mắn được nhà nước hỗ trợ 18,4 triệu đồng để xây dựng lại nhà ở theo quyết định 167 của thủ tướng chính phủ. Từ nguồn hỗ trợ này, bà vay thêm 8 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội theo chương trình cho vay xây dựng nhà ở hộ nghèo. Có tiền, bà Lợi xây cất lại ngôi nhà mới khoảng 50 m2 để thờ cúng tổ tiên và che mưa che nắng cho cả gia đình. Vậy là từ nay, gia đình bà Lợi không phải nơm nớp lo sợ nhà bị sập nữa, nhất là trong mùa mưa bão nhưng thay vào đó là nỗi lo làm gì để có tiền trả nợ cho ngân hàng và để thoát nghèo! Sau nhiều đêm trăn trở, bà Lợi nhận thấy điệu kiện đất đai ở địa phương rất thuận lợi để chăn nuôi và trồng trọt nhất là trồng rừng theo dự án WB3. Từ đó, bà mạnh dạn nhận gần 1 ha đất để trồng rừng theo dự án WB3. Có đất bà vay thêm từ ngân hàng chính sách xã hội 5,1 triệu đồng để đầu tư mua cây con giống với 2 loại cây chính là bạch đàn và keo lai. Với bản tính siêng năng cần cù, đồng thời áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật do cán bộ ban điều phối dự án hướng dẫn trong quá trình chăm sóc nên diện tích rừng của gia đình bà phát triển tốt. Đến nay rừng trồng đã được 5 năm tuổi chuẩn bị cho khai thác và triển vọng đạt sản lượng cao.

Chưa dừng lại ở đó, với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, bà Lợi mạnh dạn vay thêm 30 triệu nữa từ ngân hàng chính sách xã hội huyện để mua 2 bò sinh sản về nuôi. Từ 2 con bò này, nhờ chăm sóc tốt nên chỉ 1 năm sau đã cho ra 2 bê con. Với bản tính siêng năng, cần cù và tận dụng điều kiện đất đai của địa phương, bà đã nuôi bò phát triển tốt, chỉ sau khoảng 3 năm, bà đã có bò bán để trang trải cho cuộc sống gia đình. Hiện tại đàn bò của gia đình bà Lợi có 7 con, trong đó có 5 bò cái đang thời kỳ sinh sản với tổng trị giá trên 150 triệu đồng. Theo bà Lợi tính toán, mỗi bò cái sinh sản nếu chọn giống tốt và chăm sóc đầy đủ thì mỗi năm sẽ cho ra một bê con, mỗi bê con khi được 7 đến 10 tháng tuổi với giá bán như hiện nay thì có giá từ 12 đến 15 triệu đồng. Như vậy, với 5 bò cái sinh sản thì mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình bà thu lãi từ 60 đến 75 triệu trồng. Không những thế, nguồn phân bò còn được tận dụng để bón cho lúa và rau màu, nhiều lúc còn có dư để bán. Nhờ đó, không những có điều kiện trả nợ và trả lãi đầy đủ, kịp thời cho ngân hàng mà bà còn tích góp gửi tiền tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn được 2 triệu đồng. Ngoài ra, thu nhập từ chăn nuôi bò còn giúp bà có điều kiện trang trải trong cuộc sống, mua sắm các vật dụng cần thiết trong gia đình và lo cho các con ăn học đầy đủ. Bà Lợi cho biết: “Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Phù Cát mà gia đình tôi mới có điều kiện để sửa chữa lại nhà ở và đầu tư trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Nếu không có nguồn vốn vay này tôi cũng không biết đến bao giờ gia đình mình mới thoát nghèo được.”

Từ hiệu quả này, mô hình chăn nuôi, sản xuất của bà Lợi đã được Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Hội Sơn – xã Cát Sơn chọn làm điển hình tiêu biểu để giới thiệu cho các thành viên trong tổ đến tham quan, học tập. Với vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình, bà Lợi luôn sẵn sàng chia sẻ để mọi người học tập áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả và thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, bà còn sống rất chan hoà với bà con lối xóm, được mọi người quý mến.

Và còn nhiều trường hợp khác nữa, nhờ nguồn vốn vay từ các chương trình tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội cộng với bản tính siêng năng, cần cù và phát huy lợi thế, tiềm năng đất đai của địa phương, họ đã đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập đáng kể, từng bước vươn lên thoát nghèo. Có thể nói, các nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội là người bạn tin cậy và đồng hành với các hộ nghèo nói chung và các hộ nghèo ở huyện Phù Cát nói riêng. Nó đã chắp thêm đôi cánh để họ thực hiện được ước mơ thoát nghèo./. 

Theo khuyenongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 264


Hôm nayHôm nay : 58366

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 431193

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73478164