21:33 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng quýt - làm giàu, nếu chăm sóc cây tốt

Chủ nhật - 22/07/2018 10:07
Năm 2017, hàng loạt cây có múi tại ĐBSCL bị thiệt hại do bệnh lá vàng. Tuy nhiên, theo một số nhà vườn, cây quýt nếu chăm sóc tốt sẽ đem đến lợi nhuận rất cao.

Kinh nghiệm từ những đợt sâu, bệnh

Năm 2017, nhiều địa phương như Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang… Triệu chứng của bệnh là lá bị vàng xuất hiện trên một vài nhánh hoặc cả cây có múi. Bệnh thường xuất hiện đầu tiên trên lá già, sau đó đến các lá non. Đối với rễ thì dễ bị thối, tuột vỏ, làm mất khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ. Dịch bệnh này do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có nguồn gốc phát sinh từ đất, quá trình chăm sóc, sử dụng phân thuốc, cây giống không đảm bảo… Ông Lưu Văn Tín, Giám đốc HTX Quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp), cho rằng không chỉ vườn quýt hồng mà nhiều vườn quýt đường cũng bị bệnh vàng lá, thối rễ. Đây là loại bệnh có xu hướng lan rộng, gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Lai Vung, Đồng Tháp là địa phương được biết đến với nhiều loại quýt hồng, quýt đường cho giá trị kinh tế cao. Địa phương này cũng đã từng “ lo sốt só” vì đối mặt với nhiều loại bệnh trên cây quýt đường, quýt hồng.

Khảo sát thực tế, của các chuyên gia Trường Đại học Cần Thơ giữa năm 2017 cho thất: Đa phần cây có múi thường bị bệnh vàng lá, thối rễ. Đây không phải là bệnh mới, mà đã xuất hiện từ những năm trước. Sau đó, các nhà khoa học đã hướng dẫn nông dân biện pháp dập được dịch và tình hình có giảm nhiều. Nhờ áp dụng quy trình phòng trị bệnh vàng lá thối rễ, nên thiệt hại không nhiều.

Không riêng gì Đồng Tháp mà các tỉnh thành Hậu Giang, Cần Thơ… cây quýt cũng bi thiệt hại.

Chăm sóc đúng cách lo gì dịch, bệnh

Việc bón phân là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng quýt cũng như làm tăng giá trị kinh tế cây trồng. Chương trình nghiên cứu thâm canh quýt đạt tiêu chuẩn VietGAP của Trung tâm Cây ăn trái miền đông Nam Bộ thực hiện ở Định Quán, trong công đoạn điều tra cho thấy vào thời kỳ kinh doanh, người trồng quýt đã sử dụng rất nhiều chủng loại phân.

Khảo sát của chương trình cho thấy người trồng quýt bón rất nhiều phân, với nhiều chủng loại: 10kg NPK 10-60-0; 20kg NPK 20-20-15, 10kg NPK 12-11-18; 20kg NPK 15-5-20 và 20kg NPK 15-15-15…

Tính ra 1 vụ, bà con đã sử dụng 12 chủng loại phân khác nhau. Đây là quy cách bón khá phức tạp. Trừ 5 loại phân, 1 loại nấm và 1 loại phân bón lá ra, bà con đã sử dụng tổng công 1.950kg phân NPK cho 1ha quýt. Tính ra nguyên chất là 214kg N + 437,5kg P205 + 223kg K20/ha.

Phân tích cách bón phân cho quýt của bà con cho thấy: Bón 200kg phân hữu cơ và 1.500kg phân gà là rất cần thiết. Bón 40kg Trichoderma cũng rất quan trọng. Tuy nhiên sử dụng các chủng loại phân NPK không biết chọn lọc nên làm cho tỷ lệ N:P:K hoàn toàn mất cân đối. Với nền phân này thì lượng P nguyên chất quá nhiều, cao gấp 2 lượng N và K là mất cân đối trầm trọng. Thay vì bón 437,5kg lân nguyên chất (P205) cho 1ha, thì chỉ cần bón khoảng 100 - 120kg P205 là đủ. Bón như vậy vừa gây lãng phí vừa làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây sẽ bị rối loạn. Lỗi này là do bà con chưa biết phân biệt tỷ lệ N:P:K trong các chủng loại NPK có bán trên thị trường để tính toán cho phù hợp.

Vì vậy Công ty CP Phân bón Bình Điền (thương hiệu Đầu Trâu) giới thiệu với bà con ngoài phân hữu cơ các loại được xử lý hoai mục, lượng bón từ 15 - 20kg/cây thì chỉ cần bón 2 chủng loại phân Đầu Trâu NPK cho quýt là đủ. Trong đó loại NPK 20-15-5+TE dùng để bón thúc từ sau thu hoạch cho đến trước khi cây ra hoa, liều bón khoảng 650 - 700kg/ha chia 3 lần để bón, xẻ rãnh nông quanh tán lá, bón và lấp đất lại, nếu trời nắng cần tưới nước cho đủ ẩm. Loại NPK 15-5-20 + TE cũng bón liều 650 - 700kg/ha và cũng chia 3 lần bón từ lúc trước ra hoa 1 lần và 2 lần nuôi trái, kết thúc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng. Với liều phân này vừa đơn giản dễ nhớ, vừa cân đối tỷ lệ N:P:K, trong phân lại chứa đầy đủ các chất trung, vi lượng thiết yếu cho quýt nên cây khỏe, ít bệnh tật, chất lượng ngon. Ngoài ra phân chuồng có chứa nhiều kali và một số trung, vi lượng bổ sung cho quýt theo thời gian cây cần đến.

HOÀNG HUY/ Lao động
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 45274

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1369010

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71596325