12:14 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bắc Ninh xây dựng nông thôn mới: Thành công từ sự phối hợp các cấp

Thứ ba - 03/06/2014 10:06
Năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và điều hành của chính quyền; sự đồng thuận cao của MTTQ, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Bắc Ninh đã năng động đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đặc biệt trên các mặt giá trị sản xuất trồng trọt, cải thiện đời sống người dân và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
 
Lãnh đạo tỉnh và Hội Nông dân  thăm mô hình sản xuất,
kinh doanh cây cảnh của ông Đỗ Khắc Nô, thôn Giới Tế, xã Phú Lâm (Tiên Du).

Phát triển các vùng sản xuất

Là tỉnh có số lượng nông dân hiện chiếm 74,14% dân số, Bắc Ninh nay đã phát triển được 161.000 hội viên nông dân, chiếm gần 85% so với tổng số hộ nông nghiệp. Các phong trào thi đua tiếp tục được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, 5 năm qua, toàn tỉnh đã có trên 350 nghìn lượt nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. 

Cùng với sự chỉ đạo đồng bộ, kịp thời của các cấp, các ngành, tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục được duy trì và tăng trưởng ở mức ấn tượng (năm 2008: 15,64%, năm 2012: 16,24%). Đi cùng việc triển khai thực hiện các chính sách đầu tư; hỗ trợ sản xuất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển ngành nghề...sản xuất nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, thử thách liên tục được mùa và phát triển; năng suất lúa đạt từ 57,8 tạ/ha (năm 2008), tăng lên 62,4 tạ/ha (năm 2012). Bước đầu hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác tăng từ 58,9 triệu đồng (năm 2008) lên 97,3 triệu đồng/ha (năm 2012). Diện mạo nông thôn, đời sống tinh thần, vật chất của nông dân Bắc Ninh được cải thiện. GDP bình quân năm 2012 đạt 2.130 USD/người (năm 2008 là 1.305 USD/người). 

Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo vùng sản xuất tập trung, đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với chế biến nông sản hàng hoá. Toàn tỉnh có 13 vùng sản xuất lúa; 24 vùng sản xuất khoai tây, hành tỏi; 26 vùng sản xuất rau các loại và một số vùng sản xuất hoa cây cảnh. Trong đó nhiều vùng cho giá trị cao như: vùng hành, tỏi ở Bình Dương (Gia Bình), An Thịnh (Lương Tài) đạt trên 30 triệu đồng/ha/vụ; vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân (Quế Võ) đạt trên 55 triệu đồng/ha/vụ; vùng chuyên rau ở Hoà Đình (TP. Bắc Ninh) đạt từ 150-200 triệu đồng/ha/năm; vùng cà chua ở huyện Yên Phong đạt trên 60 triệu đồng/ha/vụ; vùng cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du), vùng hoa ở TP. Bắc Ninh, TX. Từ Sơn đều cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm từng bước được chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi truyền thống, quy mô nhỏ sang phương thức nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, tốc độ tăng bình quân 9,43%/năm. Hiện toàn tỉnh có 69 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên tổng số 107 trang trại trong toàn tỉnh, nhiều mô hình mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Có 22 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, bình quân một trang trại cho thu nhập từ 150- 300 triệu đồng/năm, nhiều hộ tiêu biểu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. 

Thành công nhờ sự phối hợp chặt chẽ các cấp

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương quan tâm đến việc duy trì các làng nghề truyền thống và phát triển nhân cấy các nghề mới ở địa phương. Toàn tỉnh hiện có 62 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống. Trung bình mỗi làng nghề hoạt động ổn định thu hút 80% số lao động địa phương và mang lại nguồn thu nhập bảo đảm cuộc sống cho người lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ ở thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, một số mặt hàng đem lại giá trị kinh tế cao như: Đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, sắt thép, đồ đồng,… thông qua phong trào thi đua và từ hoạt động sản xuất của các làng nghề nhiều hộ nông dân đã hình thành và thành lập Hợp tác xã, Công ty, Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn.
Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng 3
 

Hạ tầng nông nghiệp và nông thôn tiếp tục được đầu tư gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã và được bê tông hoặc nhựa hoá. Về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông và văn hoá ở nông thôn được tăng cường; đến nay 100% số xã có hệ thống truyền thanh đến các thôn; 108/126 xã, phường, thị trấn và 532/726 số thôn, khu phố có Nhà Văn hoá. 

BCH Hội Nông dân tỉnh đã chủ động tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Trong đó tập trung hướng các hoạt động về cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân về giống, vốn và KHKT, giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với Sở LĐTB&XH, các trung tâm dạy nghề cấp huyện tổ chức 729 lớp học nghề sơ cấp cho hơn 21.000 lao động nông thôn (vượt 9,35% kế hoạch), 70% học viên sau khi được đào tạo có việc làm; giúp hơn 32.000 lượt hộ nông dân vay trên 470 tỷ đồng từ các nguồn vốn; tổ chức trên 7.300 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho trên 620.000 lượt hội viên nông dân...Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tín chấp cho nông dân vay vốn, số dư nợ năm sau đều cao hơn năm trước. Cuối năm 2008, dư nợ là 167,11 tỷ đồng cho 24.884 hộ vay, đến tháng 12/2012, dư nợ tăng lên là 463,293 tỷ đồng, cho 30.652 hộ vay (tăng 296,183 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ). 

Đi cùng với nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; tham gia góp ý kiến xây dựng các cơ chế, chính sách ở địa phương liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quan tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trẻ của Hội có trình độ, năng lực để bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng và chính quyền các cấp. Qua Đại hội Đảng và bầu cử HĐND các cấp, đã có 55 đồng chí cán bộ Hội chủ chốt tham gia cấp uỷ (trong đó: cấp tỉnh 01 đồng chí, cấp huyện 04 đồng chí và cấp cơ sở 50 đồng chí); 530 cán bộ, hội viên, nông dân trúng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 (trong đó có 61 đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân các cấp). Trong nhiệm kỳ qua đã có 568 đồng chí hội viên, nông dân ưu tú được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân Bắc Ninh nhận định bài học thành công trước hết là bám sát sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương để tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của Hội phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực cho phong trào. Chủ động phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong hoạt động công tác Hội. Tăng cường mối “liên kết 4 nhà” để xây dựng chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các cấp Hội cần phải nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đi sâu, đi sát cơ sở, kịp thời phát hiện và hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng của nông dân để tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền các giải pháp nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả và dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở.

Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, Hội Nông dân tỉnh xác định trước hết cần tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề lớn, bức xúc đang đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân đặc biệt là môi trường, điều kiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Cùng với khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, dự án cho sát thực tế. Các cơ chế hỗ trợ nông dân như: chính sách giúp nông dân thu mua, tiêu thụ nông sản; hỗ trợ giống, vốn, vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật. Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, dạy nghề, giải quyết việc làm...cần cân đối vững chắc hơn giữa mục tiêu và nguồn lực, đảm bảo tính khả thi cao và phải đến được với nông dân một cách thuận lợi, hiệu quả. Đa dạng các hình thức tập hợp nông dân vào tổ chức Hội, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. Xây dựng phong trào nông dân tham gia xây dựng NTM với điều kiện hộ nông dân là chủ thể.

Vũ Hùng
Nguồn infonet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 766


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1525721

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74572692