13:51 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết thành công của mô hình liên kết 4 nhà: Hiểu và chia sẻ lợi ích với nông dân

Thứ ba - 14/10/2014 20:27
Từ năm 2009 đến nay mô hình liên kết sản xuất 4 nhà giữa Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình (TSC) với nông dân ở các tỉnh được coi là mô hình liên kết hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Mô hình liên kết sản xuất lúa giống của TSC đã đem lại thu nhập cao cho nông dân

Liên kết chặt chẽ

Có tận mắt chứng kiến cánh đồng mẫu lớn với diện tích hơn 300 ha tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương, Thái Bình, mới thấy được hiệu quả của chương trình liên kết 4 nhà với phương châm “Doanh nghiệp, nông dân cùng có lợi” của TSC.

Nhìn cánh đồng rộng mệnh mông vàng óng chuẩn bị đến ngày thu hoạch với những bông lúa giống BC 15 nặng trĩu hạt, ông Trần Thanh Sơn – Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Định cho biết: Bắt đầu từ năm 2008, HTX đã liên kết với TSC để sản xuất lúa giống BC15 với diện tích 2ha. Với phương thức liên kết, công ty cung ứng trước giống lúa, tập huấn kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, phương thức thanh toán 1kg thóc giống được quy đổi = 1,3kg thóc thịt, đặc biệt giá thu mua giống của công ty cũng cao hơn so với thị trường, nên hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy vụ mùa này địa phương đã tăng diện tích lên 300ha.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, HTX Bình Định đã tiến hành thành lập tổ tự nguyện hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng quy ước hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ cùng có lợi, sản xuất cùng mặt hàng, tự trang trải các chi phí hoạt động bằng nguồn tiền chiết khấu dịch vụ của TSC theo quy định. Từng hộ dân phải viết cam kết thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của HTX về khung lịch gieo cấy, quy hoạch vùng sản xuất, quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, xử lý tạp chất trước và sau khi thu hoạch…

Nói tới sản xuất cánh đồng mẫu lớn thì mô hình sản xuất lúa giống BC15 tại xã Thụy Bình (huyện Thái Thụy, Thái Bình) là một ví dụ điển hình. Khái niệm mẫu được thể hiện từ trong việc quy vùng sản xuất, mẫu ở quy trình thâm canh, ở thực hiện mối liên kết 4 nhà và cả mẫu về giá trị. Ông Bùi Văn Chu ở xã Thụy Bình cho biết: Ngay sau khi BC15 bắt đầu đưa vào địa phương, sau một vụ đầu tiên đạt năng suất cao, vụ sau tôi đã cấy với gần 3 mẫu, cho đến giờ gia đình tôi đã cấy toàn bộ diện tích bằng giống BC15. Và tôi nhận định chưa có một giống nào có thể thay thế được giống BC15, kể cả về năng suất lẫn chất lượng.

Những gia đình cấy vài mẫu lúa giống BC15 như ông Chu không phải là ít. Ở Thụy Bình, ngoài 35ha quy vùng để sản xuất lúa giống BC15 theo hợp đồng với TSC, thì nông dân cũng đã gieo cấy tới 90% trong tổng diện tích lúa của xã bằng giống BC15. Với diện tích giống lúa tốt, đẹp như hiện nay, ước tính bình quân năng suất cũng đạt trên 60 tạ/ha ở vụ mùa, giá thu mua dự kiến 9.300đ/kg thì trung bình mỗi ha cho thu nhập 200 triệu đồng, tăng gấp 30 – 40% so với gieo cấy các giống lúa khác và làm thóc thịt.

Chia sẻ lợi ích

Để có được những thành công, sự đồng thuận và tin tưởng của bà con như vậy, ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc TSC chia sẻ: “Vì sao nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sau một thời gian triển khai không thể nhân rộng? Vì nó không đi vào thực tiễn và đời sống của bà con nông dân. Điều quan trọng nhất của một mô hình là phải phù hợp với thực tại, phải có cơ chế chính sách đảm bảo được quyền của các bên, đặc biệt cơ chế phải mang tính pháp lý cao và đi vào cuộc sống. Doanh nghiệp phải biết chia sẻ lợi ích với nông dân thì mô hình đó mới có thể tồn tại và phát triển bền vững được”.

Ông Đặng Ngọc Oánh – Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương, Thái Bình, đánh giá: Hướng đi của bà con nông dân Bình Định trong liên kết với TSC là một hình mẫu tiêu biểu. Nhân dân đã nhiều năm triển khai và hiện nay rất phấn khởi, tin tưởng vào sự kết hợp tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm của công ty, nổi bật là sản xuất giống BC 15.

Đánh giá kết quả của mô hình sản xuất này, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) Trần Xuân Định nhận xét: Chúng tôi đánh giá rất cao mối liên kết của TSC với các địa phương trong những mô hình xây dựng vùng sản xuất giống. Ở Thái Bình, TSC có 5-6 điểm làm với diện tích lớn và cánh đồng rất đẹp, thuyết phục, thực sự mang lại hiệu quả cho nông dân. Điển hình như tổ chức sản xuất giống BC15.

  Vụ xuân 2014, tổng số thóc của các mô hình liên kết thu được 1.625 tấn. Doanh thu trên 14 tỷ đồng, trong đó xã viên hưởng lợi 3,5 tỷ đồng.Thực tế giá thu mua chênh lệch ở mỗi vụ sản xuất so với thị trường là 2.000 - 3.000 đồng, tăng giá trị thu nhập từ 28 - 30 triệu đồng/ha. Như vậy, riêng vụ này với sản lượng đã ký với TSC là 800 - 1.000 tấn thì xã viên hưởng lợi gần 3 tỷ đồng.
Thanh Thảo
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 335

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065509

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71292824