11:41 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Thuận phát triển trồng lạc xen sắn trên sa mạc

Chủ nhật - 17/03/2013 02:14
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đang phát triển nhân rộng mô hình trồng lạc xen sắn mang hiệu quả kinh tế cao trên đất bị sa mạc hóa của tỉnh.

Mô hình trồng lạc xen sắn trên đất sa mạc hóa được khởi điểm ở huyện Bắc Bình, địa phương có thời tiết khô hạn và thoái hóa đất với lượng mưa thấp nhất, chỉ đạt từ 600 - 1000mm/năm của tỉnh Bình Thuận.

Ông Bá Đình Tâm, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bắc Bình cho biết, nếu trước đây hai loại cây này phải trồng cách nhau 3-4 tháng thì nay sẽ trồng cùng một lúc. Quy trình trồng cũng không khác cách truyền thống nhiều, chỉ khác là mật độ cây lạc thưa hơn để khỏi che lấp cây sắn lúc mới mọc. 

Cứ 3-4 hàng lạc thì trồng xen 2 hàng sắn. Kết quả cho thấy cây sắn phát triển tốt nhờ bộ rễ cây lạc làm đất tơi xốp giữ ẩm cao. Khi thu hoạch lạc thì phần lá và thân cây lạc được giữ lại để ủ gốc sắn, giúp tăng độ ẩm cho cây sắn và cung cấp dinh dưỡng cho đất. 

Từ thực tế canh tác, gia đình anh Đoàn Văn Bảy (xã Sông Bình, Bắc Bình) chia sẻ, 2 loại cây này đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, ít cỏ dại, chịu hạn tốt. Mô hình này tiết kiệm công làm cỏ, xới đất. 

Sau 3 tháng gia đình anh đã có thể thu hoạch lạc, năng suất đạt 16,8 tạ/ha, lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha. Gia đình tiếp tục chăm sóc cây sắn thêm 3 tháng nữa, đến khi thu hoạch cho củ lớn, dễ nhổ nhờ đất tơi xốp, năng suất 27-30 tấn tươi/ha. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận gia đình thu được từ cây sắn là hơn 30 triệu đồng/ha. Như vậy trên cùng một diện tích, gia đình anh thu lợi nhuận nhân đôi. 

Lợi ích về kinh tế của việc trồng xen canh đã rõ. Hiệu quả lớn nhất mà mô hình này mang lại là đã góp phần cải tạo được những vùng đất cát bạc màu, có xu hướng biến thành hoang mạc, tạo cơ hội thoát nghèo cho nông dân, đồng thời thay đổi thói quen canh tác của bà con.

Bình Thuận được biết đến là một trong những tỉnh khô hạn nhất của cả nước. Tình trạng trên khiến diện tích và năng suất cây trồng, vật nuôi giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Việc phát hiện, nhân rộng các mô hình mới, cách làm mới mang lại hiệu quả về kinh tế như mô hình trồng lạc xen sắn ở huyện Bắc Bình là việc làm được khuyến khích./.
 
Hồng Hiếu (Theo TTXVN)
 
 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173


Hôm nayHôm nay : 53081

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1112341

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72795050