23:18 EDT Thứ sáu, 17/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những kinh nghiệm từ thực tiễn của xã điểm Tân Hội - Lâm Đồng

Chủ nhật - 17/03/2013 02:30
Là xã duy nhất ở khu vực Tây Nguyên được chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (cùng với 10 xã khác trong cả nước), sau hơn 2 năm triển khai, xã Tân Hội (huyện Đức Trọng – Lâm Đồng) đã có một diện mạo nông thôn mới cùng những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn của quá trình triển khai chương trình này.

 

 

 

 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Sự bứt phá ngoạn mục

Đó là nhận định chung không chỉ từ phía “Nhà nước” mà của chính những người dân ở Tân Hội khi đánh giá kết quả hơn 2 năm triển khai thí điểm chương trình nông thôn mới ở đây. Sự bứt phá này đã làm thay đổi khá toàn diện vùng quê Tân Hội cả về hạ tầng nông thôn, đời sống kinh tế… lẫn ý thức của người dân về một hướng đi mới cần thiết, phù hợp cho nông thôn nước ta trong thời gian tới.

Tân Hội có diện tích tự nhiên là 2.297 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.998 ha chiếm 78% diện tích tự nhiên. Toàn xã hiện có 2.339 hộ với 11.080 khẩu gồm 11 dân tộc anh em, dân tộc thiểu số chiếm 11,39%. Xã có 8 thôn và 26 xóm. Trước khi được chọn là xã xây dựng điểm mô hình nông thôn mới (tháng 9/2009) , Tân Hội là xã có điểm xuất phát ở mức trung bình của huyện Đức Trọng với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh ở khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 14,7 triệu đồng, năm 2009 là 16,8 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo là 5,8%... 

Theo UBND xã Tân Hội, đến nay xã đã đạt được 18/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đó là đã hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới (gồm cả: quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn gắn với cơ sở hạ tầng; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ..) và đảm bảo công khai quy hoạch, xây dựng hạ tầng theo đúng quy hoạch; đạt cao về tiêu chí giao thông nông thôn với việc xây dựng mới, kiên cố hóa và nâng cấp 37,7 km - chiếm 80% đường giao thông trong xã . Nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng chiếm 90%; đạt trên 98% số hộ trong xã sử dụng điện lưới quốc gia… Các tiêu chí như: thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn… đều đạt và vượt chỉ tiêu. Về kinh tế, năm 2011 thu nhập bình quân đầu người đạt 25,9 triệu đồng, tăng 1,55 lần so với năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức 2,8%. Giá trị sản xuất đạt 112 triệu đồng/ha và theo đó mức lợi nhuận bình quân đạt 74 triệu đồng/ha. Các tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường đều đạt và vượt. Đặc biệt các tiêu chí về hệ thống chính trị, an ninh trật tự… vượt cao so với chuẩn đưa ra. 

Theo ông Nguyễn Trọng Tuyên – Trưởng Ban xây dựng nông thôn mới của Tân Hội, việc triển khai chương trình nông thôn mới đã thực sự là một cuộc đua tăng tốc trong từng thôn xóm, từng hộ dân trong xã. Và nhờ thế mà kết quả đạt được làm nên một bứt phá ngoạn mục với những con số ấn tượng. Đặc biệt con số tuyệt đối trong một số lĩnh vực như: xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng mô hình sản xuất mới, đóng góp đất đai xây dựng giao thông nông thôn… trong 2 năm qua đạt bằng 5 – 7 năm trước cộng lại. 

Kinh nghiệm từ thực tiễn 

Nhận thức đúng về chương trình xây dựng nông thôn mới là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và thành công của chương trình. Nhận thức ấy không chỉ trong hệ thống chính trị các cấp mà hơn thế đó còn là nhận thức đúng của người dân nơi triển khai chương trình. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Tân Hội đã chứng minh rất rõ điều này đó là thôn xóm nào còn có người “chưa thông” thì thiếu sự đồng thuận trong cộng đồng, việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. 

Cùng với việc tạo nhận thức đúng đó là phải làm cho người dân ở nơi triển khai chương trình thấy rõ và thực sự khẳng định được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới. Kinh nghiệm ở Tân Hội cho thấy phải thực hiện tốt phương châm: “nông dân biết, nông dân bàn, nông dân toàn quyền chọn hạng mục đầu tư, nông dân làm, nông dân kiểm tra-giám sát và nông dân thụ hưởng”. Từ đó, người dân sẽ không còn tâm lý ỷ lại, chờ đợi, dựa dẫm vào Nhà nước… mà thấy việc xây dựng nông thôn mới là “việc của mình” và “cho mình”. 

Phát huy dân chủ cơ sở là điều không thể thiếu trước, trong và sau khi đạt các tiêu chí nông thôn mới. Quá trình xây dựng nông thôn mới là quá trình của sự công khai, minh bạch vì lợi ích chung cho cả cộng đồng nhưng gắn liền với lợi ích thiết thực của mỗi “chủ thể - nông dân” ở đây. Không dân chủ, thiếu công khai, minh bạch thì chắc chắn chương trình xây dựng nông thôn mới không thể trở thành hiện thực trong đời sống của nông dân. 

Khai thác và phát huy đồng bộ, đa dạng các nguồn vốn để tạo nên một sức mạnh tổng hợp là một phương pháp và cũng là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Sự tổng lực này không chỉ giúp đảm bảo về tài chính mà hơn thế còn tạo nên một trạng thái ý thức xã hội để “xã hội hóa” toàn diện cả về những điều kiện thiết yếu cho chương trình lẫn trách nhiệm xã hội của tất cả các chủ thể trong chương trình. Từ đó đảm bảo cho chương trình sớm đạt được mục tiêu, có hiệu quả cao và bền vững. 

Nông thôn mới là một chương trình tổng thể bao trùm lên nhiều chương trình mục tiêu khác. Vì vậy việc quản lý, phối hợp… sao cho đồng bộ, hữu hiệu nhất các chương trình, các cuộc vận động khác cho nông thôn trong chương trình tổng thể này là một yêu cầu cần làm tốt, nhất là việc gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, phong trào xây dựng thôn, xã văn hóa. Cụ thể nhất ở đây là phải kết hợp hài hòa giữa việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất với việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, thực hiện tốt các chính sách xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao… 

Một bài học nữa ở đây là phải làm tốt công tác cán bộ đi đôi với sự năng động, nhất quán, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Xã là chủ đầu tư toàn bộ chương trình vì thế một đội ngũ cán bộ xã đủ năng lực và nhiệt tình cho chương trình nông thôn mới là yêu cầu “cứng”. Một cơ chế lãnh đạo “mềm” với việc trao toàn quyền chủ động cho cấp xã là cơ sở quan trọng để khuyến khích sự năng động, sáng tạo cho cấp xã, khắc phục sự thu động “vốn có” ở cấp cơ sở . 

Những vấn đề cần quan tâm 

“Trước tiên là cần điều chỉnh lại một số tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí về cơ cấu lao động vì tiêu chí này không phù hợp với thực tế, không khả thi ” – Ông Nguyễn Trọng Tuyên, Trưởng Ban xây dựng nông thôn mới của Tân Hội đề xuất. Cũng theo ông Tuyên thì bộ tiêu chí chỉ nên là “cái khung” còn mỗi địa phương sẽ vận dụng cụ thể theo điều kiện của mình để đảm bảo đạt được các tiêu chí trong bộ khung ấy chứ không nên đặt tiêu chí cụ thể chung cho mọi vùng miền như hiện nay. 

Quy hoạch là khâu cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên lời giải cho vấn nạn “quy hoạch chồng quy hoạch” vẫn còn bỏ ngỏ. Một số địa phương không thể làm được quy hoạch nông thôn mới vì có sự chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn giữa quy hoạch nông thôn mới với các quy hoạch khác. Vì vậy một sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch là yêu cầu bức thiết cho việc xây dựng nông thôn mới hiện nay. 

Theo chương trình thì các doanh nghiệp là một “nhân tố” quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên thực tiễn từ Tân Hội cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không “mặn mà” với chương trình do lợi ích doanh nghiệp không rõ hoặc không đáng là bao. Trong khi đó nguồn lực từ người dân thường chỉ là công lao động, hiến đất đai… chứ không phải là vốn. Vì vậy cần có một sự điều chỉnh thiết thực để đảm bảo được nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp cho việc xây dựng nông thôn mới. 

Đơn giản hóa trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng nông thôn mới là một yêu cầu mang tính thực tiễn. Việc “áp luật” cứng nhắc, chung cho mọi hạng mục đầu tư của chương trình nông thôn mới (nhất là trong khâu lập thiết kế kỹ thuật, cấp thẩm định)… trong khi hầu hết các hạng mục công trình đều nhỏ đang là một trở ngại, thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ cấp xã cũng như với tiến độ xây dựng nông thôn mới. Vì vậy cần có một cơ chế riêng cho chương trình nông thôn mới. 

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở xã điểm Tân Hội khẳng định chủ trương xây dựng nông thôn mới hiện nay là đúng và cần thiết. Tuy nhiên để chương trình đạt được kết quả như mong muốn, nhất là khi triển khai đồng loạt ở tất cả các vùng miền trên cả nước thì những vấn đề bức thiết cũng như những bài học kinh nghiệm từ Tân Hội cần được nghiên cứu, áp dụng một cách phù hợp, hiệu quả nhất./.

(Theo TTXVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 48800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 920494

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61242451