Như vậy, sau hơn hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30/2012 của Quốc hội khoá 13, cả nước đã cấp được 9 triệu giấy chứng nhận lần đầu, riêng năm 2013 cấp được 7,2 triệu giấy chứng nhận, với diện tích 4,1 triệu ha, nhiều hơn 3,7 lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2012.
Tính đến 31-12-2013, có 63/63 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản, đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận.
Trong đó, về đất ở đô thị đã cấp được 5,34 triệu giấy với diện tích 0,13 triệu ha, đạt 96,7% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85%, riêng tỉnh Bình Định đạt thấp (dưới 70%).
Về đất ở nông thôn đã cấp được 12,92 triệu giấy với diện tích 0,52 triệu ha, đạt 94,4% diện tích cần cấp; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%, còn 12 tỉnh đạt dưới 85%, tỉnh Ninh Thuận đạt thấp (dưới 70%).
Với đất chuyên dùng, đã cấp được 0,27 triệu giấy với diện tích 0,61 triệu ha, đạt 84,8% diện tích cần cấp; trong đó có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85%, có 6 tỉnh đạt dưới 70%, gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TPHCM và Kiên Giang.
Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 20,18 triệu giấy với diện tích 8,84 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85%; còn 11 tỉnh đạt dưới 85%.
Đất lâm nghiệp đã cấp được 1,97 triệu giấy với diện tích 12,27 triệu ha, đạt 98,1% diện tích cần cấp; trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%; còn 12 tỉnh đạt dưới 85%.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội. Đồng thời cũng sẽ chú trọng nhiệm vụ quản lý biến động đất đai ở các cấp; nhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng người sử dụng đất tự ý làm biến động đất đai mà không làm thủ tục theo quy định.
ANH PHƯƠNG
theo sggp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn