14:32 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Yên Khánh

Thứ bảy - 11/08/2012 00:55
Vụ chiêm - xuân năm 2011-2012, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) bước đầu thực hiện chương trình cánh đồng mẫu lớn với 700 ha ở bảy xã. Vụ thu hoạch vừa qua cho thấy sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn có nhiều ưu điểm vượt trội so với các mô hình hiện nay và năng suất lúa vẫn ổn định.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề đặt ra đang được các cấp ủy đảng và chính quyền huyện Yên Khánh điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn để phát huy lợi thế của cánh đồng mẫu lớn, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện đời sống nông dân ở địa phương.

Cùng chung chí hướng

"Tiêu chí cơ bản của cánh đồng mẫu lớn là phải có diện tích từ 100 ha trở lên, cùng cấy một giống lúa chất lượng cao" - Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh Phạm Quang Ngọc cho biết. Ðó là hai trong số năm tiêu chí của cánh đồng mẫu lớn, ngoài ra còn có thêm ba tiêu chí khác, bao gồm đưa cơ giới vào đồng ruộng, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước hợp tác với doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Nét đặc trưng của đồng ruộng Yên Khánh là đất chật người đông. Bình quân ruộng đất canh tác trong huyện khoảng hơn hai sào/người nhưng không đồng đều. Ngay tại xã Khánh Hải bình quân ruộng đất là 2,12 sào/người nhưng thôn Ðồng Mai chỉ ở mức 1,2 sào/người. Ðã vậy lại ở nhiều thửa khác nhau, mỗi nơi một ít với bình quân 3,4 thửa/hộ. Mấy năm trước, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại và tạo ra sản xuất hàng hóa nông sản, huyện Yên Khánh từng bước thực hiện dồn điền, đổi thửa, khiến diện tích sản xuất nông nghiệp được nới rộng hơn, thể hiện trên bản đồ địa chính với cánh đồng rộng hơn trước. "Yên Khánh nói riêng và ở tỉnh Ninh Bình nói chung, nông dân không bán ruộng như những nơi khác" - Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh, Phạm Quang Ngọc khẳng định. Người dân Yên Khánh dù khó khăn mấy vẫn giữ đồng ruộng, bám đồng ruộng vì họ coi đó là nồi cơm của gia đình. Cho nên cuối năm 2011, huyện tổ chức họp bàn triển khai cánh đồng mẫu lớn thì có ý kiến cho rằng phải có rất nhiều hộ tham gia trên cùng diện tích canh tác. Sau khi bàn bạc, thống nhất vụ đông xuân 2011-2012 huyện làm thí điểm 700 ha ở bảy xã. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là mỗi cánh đồng mẫu lớn (100 ha) phải gộp diện tích từ 600 đến 800 hộ mới được diện tích mong muốn. Cái khó là không phải gia đình nào cũng muốn trồng cùng một loại giống, nhất là cây lúa. Ðể tạo sự đồng thuận, Ban Thường vụ Huyện ủy phân công các cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền tại cơ sở, gia đình đảng viên phải noi gương làm trước. Bí thư Ðảng ủy xã Khánh Hải Phạm Văn Nhị cho biết, lúc đầu nông dân sợ làm cánh đồng mẫu lớn kiểu như HTX trước đây thì dễ thất thu nên họ không nghe. Nhưng bằng thực tế cách làm, người dân mới tin và làm theo.

- Bằng cách nào thưa anh? - Tôi hỏi.

- Thứ nhất là khâu làm đất, đều được làm bằng máy. Làm đất bằng máy vừa nhanh mà giá thấp hơn 100 nghìn đồng/sào so với thuê trâu cày. Hai là khi thu hoạch cũng bằng máy vừa nhanh, sạch (thóc đóng luôn vào bao, rơm để ngoài ruộng), tỷ lệ hao hụt thấp và giá thành giảm hơn thuê gặt thủ công tới 120 nghìn đồng/sào. Ngoài ra, cấy cùng một giống, khi áp dụng kỹ thuật vào bảo vệ thực vật dùng một loại và lúc lúa chín hàng loạt, thu hoạch nhanh không bị lẫn giống. Làm cánh đồng mẫu lớn phải có nhiều người cùng chung chí hướng vượt khó vươn lên - Bí thư Nhị kết luận.

Những vấn đề đặt ra

Rõ ràng, bằng kết quả của vụ chiêm xuân vừa qua mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Yên Khánh có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với trước đó. Thể hiện năng suất ổn định (khoảng 2,3 đến 2,6 tạ/sào), giống không bị lẫn, chăm sóc cùng thời gian, cùng lượng thuốc và phân bón, lúa chín cùng thời điểm... Tuy nhiên, vẫn có một số khó khăn đặt ra, đó là tư tưởng làm ăn tư hữu, nhỏ lẻ vẫn ăn sâu trong nếp nghĩ và cách làm của người nông dân, cho nên việc gieo cấy một giống lúa, chăm sóc, bảo vệ thực vật... trong cùng một thời điểm gặp nhiều khó khăn. Không ít hộ còn băn khoăn, nếu khi trồng cùng một giống lúa mà được mùa thì bán cho ai? Mất mùa thì... đói! Cho nên có hộ vẫn còn diện tích nằm ngoài cánh đồng mẫu lớn thì họ trồng lúa giống khác. Ðiều này không hẳn là phi lý bởi vì vụ chiêm xuân vừa qua, lần đầu có doanh nghiệp là Tổng công ty lương thực miền bắc về xã Khánh Hải mua 100 tấn thóc của nông dân. Vậy những vụ sau thì sao? Hơn nữa, nông dân Yên Khánh còn băn khoăn là việc trồng lúa chất lượng cao QR1 hoặc LT2, Bắc Thơm số 7... chất lượng gạo ngon nhưng chỉ để nấu cơm mà không làm được nhiều việc khác như giống Khang Dân. Theo họ, giống Khang Dân trở nên quen thuộc, dễ trồng, chăm bón không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng sản phẩm gạo chế biến được nhiều mặt hàng khác, như nấu rượu, làm bánh tráng... do đó dễ tiêu thụ mà giá thành cũng gần bằng lúa chất lượng cao bởi tính thông dụng tiêu dùng trong xã hội. Một số người đặt câu hỏi, nếu làm cánh đồng mẫu lớn mà vụ chiêm trồng lúa chất lượng cao, vụ mùa trồng Khang Dân có được không? Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ huyện đến cơ sở còn thiếu về số lượng thì việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho trưởng thôn, cán bộ đoàn, phụ nữ tại thôn, nguồn kinh phí lấy từ đâu? (do huyện, xã, hay tỉnh cấp). Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi, giao thông nội đồng vùng có cánh đồng mẫu lớn chưa đạt chuẩn. Chẳng hạn khâu điều tiết nước còn khó khăn, đường hẹp chưa bảo đảm cho cơ giới hoạt động. Ðáng chú ý là, huyện Yên Khánh đã trở thành vùng trọng điểm lúa và nông sản của tỉnh, song sự có mặt của các doanh nghiệp tới địa phương tham gia cung ứng, bao tiêu sản phẩm còn ít, khiến nông dân sợ được mùa rớt giá.

Với những ưu thế vượt trội khi tham gia cánh đồng mẫu lớn, huyện Yên Khánh đang nỗ lực tổ chức quy hoạch đồng ruộng, vận động nông dân trong huyện sản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm. Nhờ đó, một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương, mặt khác trở thành vùng cung ứng sản phẩm nông sản thực phẩm cho các khu du lịch, khu công nghiệp trong cả nước.

Bài và ảnh: ÐỖ TẤN
Nguồn:http://nhandan.org.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694157