20:06 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách xoay chuyển gốc rễ kinh tế biển

Chủ nhật - 24/08/2014 20:06
Hôm nay 25-8, Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thủy sản chính thức có hiệu lực. Đây không chỉ là tin mừng đối với ngư dân mà còn là đòn bẩy phát triển hoạt động đánh bắt, khai thác, chế biến... hải sản, lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế biển Việt Nam hiện nay. - See more at: http://sggp.org.vn/theodongthoisu/2014/8/359170/#sthash.crcsW0LB.dpuf

Ngoài việc ngư dân được vay vốn đến 90% để đóng tàu vỏ thép (lãi suất 1%/năm, năm đầu tiên không tính lãi); đóng tàu vỏ gỗ được vay vốn 70% (trả lãi 3%/năm, năm đầu tiên không tính lãi, thời hạn đến 11 năm), ngư dân còn có thể sử dụng chính con tàu là tài sản để thế chấp vay vốn. Riêng các tàu dịch vụ cung ứng lương thực, nhiên liệu cho các tàu cá xa bờ, Chính phủ sẽ hỗ trợ mỗi năm khoảng 10 chuyến (mỗi chuyến ra khơi trở về được hỗ trợ từ 40 - 60 triệu đồng). Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, đào tạo kỹ thuật đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa tàu cá; mua bảo hiểm thuyền viên, ngư lưới cụ, trang thiết bị liên lạc. Tùy theo công suất của tàu cá, ngư dân được hỗ trợ đến 90% tiền mua bảo hiểm thân tàu.

Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng nhiều cảng cá chuyên dụng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng, nạo vét luồng lạch, đầu tư trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá quy mô lớn tạo cuộc sống ổn định cho bà con. Ngư dân cũng như doanh nghiệp làm ăn, sản xuất trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được ưu tiên miễn thuế thu nhập, thuế trước bạ, thuế tài nguyên, giá trị gia tăng, nguyên liệu nhập khẩu…

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt sẵn sàng giúp ngư dân hiện đại hóa tàu cá. Hưởng ứng các chính sách này, Ngân hàng Sacombank và Tổng Công ty CP Bảo Minh cho biết sẽ hỗ trợ 700 triệu đồng để mua bảo hiểm thân thể trong 1 năm cho 4.000 thuyền viên, ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ trên tàu có công suất trên 90CV... Có thể nói, với các chính sách bảo hiểm mới, ngư dân từ nay đã có thể phần nào yên tâm khi vươn khơi đánh bắt và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị định 67, ngày 22-8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì đã nêu rõ: Điểm mới quan trọng nhất của Nghị định 67 là quy định đầy đủ, có hệ thống, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn (vỏ thép/vật liệu mới) để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời góp phần vào bảo vệ vùng biển của nước ta.

Đã có nhiều vấn đề như số lượng tàu đóng mới được hỗ trợ, doanh nghiệp có phải là đối tượng của nghị định này hay không...? - được đặt ra. Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, số lượng tàu đánh bắt xa bờ không vượt qua con số 2.079 tàu và 205 tàu dịch vụ hậu cần cho cả nước. Mỗi địa phương đều được phân bổ số lượng cụ thể. Không tăng vô hạn tàu đánh bắt xa bờ và không phải nghề đánh bắt xa bờ nào cũng đẩy mạnh phát triển vì phải đảm bảo phù hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phù hợp với quy hoạch phát triển đội tàu cá đánh bắt xa bờ. Bộ NN-PTNT chỉ đề nghị tăng lượng đánh bắt ở 5 nghề: câu, vây, rê, chụp và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tuy nhiên, qua khảo sát ở các địa phương, nhu cầu đóng tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân là rất lớn, vượt quá chỉ tiêu mà Bộ NN-PTNT giao. Đặc biệt, đối tượng của Nghị định 67 là ngư dân (cá thể hoặc tập thể, tổ chức đại diện cho ngư dân) chứ không phải doanh nghiệp (pháp nhân); như ở Đà Nẵng đã có 150 hồ sơ đăng ký tham gia chương trình Nghị định 67 của Chính phủ, trong đó có khoảng 75 hồ sơ đăng ký đóng tàu sắt, chủ yếu là các doanh nghiệp. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu thấu đáo nhằm tránh bị lợi dụng nhưng phải đáp ứng đúng nhu cầu phát triển nghề cá, trong đó doanh nghiệp đánh bắt hải sản là loại hình doanh nghiệp ở nước ta còn nhỏ lẻ, yếu, thiếu tính quy mô hiện đại như ở nhiều nước lân cận.

Bên cạnh đó, một vấn đề có tính lưu cữu, đó là nghề đánh bắt hải sản là loại hình nghề nghiệp vẫn còn đậm yếu tố gia đình, chưa tạo thành một thị trường lao động hấp dẫn, phổ cập đối với xã hội. Trong lúc nhu cầu lao động nghề cá những năm qua hết sức bấp bênh, chưa có chính sách đào tạo chính quy, nâng cấp chất lượng lao động kỹ thuật nghề cá nhằm đáp ứng quá trình hiện đại hóa nghề đánh bắt hiện nay.

Triển khai Nghị định 67, thực tế là tăng tốc nguồn lực cho nghề đánh bắt hải sản, là một chính sách đặc biệt nên cần một cơ chế quản lý vận hành đặc biệt bảo đảm hiệu quả cao nhất, rút tỉa được kinh nghiệm chương trình đánh bắt xa bờ thiếu hiệu quả của hơn một thập niên trước đây.

TRẦN KHA
theo sggp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 303


Hôm nayHôm nay : 72588

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1126646

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61448603