19:14 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chưa gắn với quy hoạch sản xuất

Thứ tư - 07/05/2014 23:05
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) còn thiếu định hướng, chưa gắn với doanh nghiệp và quy hoạch sản xuất đang là những bất cập lớn hiện nay.
Đó là đánh giá của Bộ NN&PTNT và hầu hết các địa phương tại hội nghị sơ kết công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT tổ chức ngày 7/5.
 Chưa đáp ứng yêu cầu
Từ năm 2010 đến nay, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình của 132 nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề cho LĐNT. Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trên cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 660.000 LĐNT, trong đó, nhiều lao động sau học nghề đã có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất và thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các địa phương, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT đang tồn tại rất nhiều bất cập, yếu kém.
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng máy cấy cho người dân tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Quang Thiện
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng máy cấy cho người dân tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Quang Thiện
Ông Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu bày tỏ, đào tạo nghề còn mang tính phong trào, chưa gắn với quy hoạch phát triển sản xuất của địa phương nên hiệu quả chưa cao. "Cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Lai Châu chủ yếu gồm các sản phẩm cao su, chè, lúa chất lượng cao nhưng đến nay chưa mở được lớp dạy nghề về trồng cao su, chè nào, trong khi đó, các lớp dạy nuôi chim công, chim trĩ... được mở ồ ạt" - ông Quảng cho biết. Hay như tại tỉnh Hải Dương, 70% LĐNT vẫn làm nông nghiệp với thế mạnh là cây lúa, vải thiều, rau... song, do đào tạo chưa theo sát nhu cầu của người dân nên năng suất, hiệu quả sản xuất chưa cao, dẫn tới tình trạng nông dân bỏ ruộng.
Theo ông Nguyễn Minh Nhạn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN&PTNT), thực chất, LĐNT sau đào tạo nghề nông nghiệp trong thời gian qua vẫn chủ yếu làm nghề cũ (chiếm 76,2%). Chương trình đào tạo nghề mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến kiến thức, quy trình và các biện pháp kỹ thuật, còn đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng công nghệ cao vẫn hạn chế. Chính vì vậy, yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đáp ứng. Đặc biệt, phần lớn đào tạo nghề nông nghiệp của các địa phương còn thiếu tính định hướng, chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm nên không thu hút được người học...
Đổi mới cách đào tạo
Những bất cập đang tồn tại trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT chủ yếu là do công tác điều tra, khảo sát nhu cầu nông dân và lập kế hoạch dạy nghề của địa phương chưa sát thực tế. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các cấp,  ngành trong quá trình quản lý đào tạo nghề còn thiếu chặt chẽ. Ông Phan Minh Nguyệt - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, cơ chế quản lý đào tạo nghề chưa thống nhất từ trên xuống dưới. Từ năm 2012, Bộ NN&PTNT được giao quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT nhưng đến nay nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, Sở LĐTB&XH vẫn là cơ quan chủ trì, còn Sở NN&PTNT là cơ quan phối hợp. Chính vì vậy, ông Nguyệt đề nghị, cần phải quy định rõ ràng, đồng bộ trong cơ chế quản lý đào tạo nghề. Đồng thời, rà soát, quy định cụ thể đối tượng được học nghề, cơ sở được đào tạo đủ điều kiện để tránh tình trạng đào tạo nghề tràn lan, hiệu quả thấp.
Kết quả khảo sát của Bộ NN&PTNT trong thời gian qua cũng cho thấy, 85% nhóm lao động trong hộ gia đình, trang trại, HTX... có nhu cầu được đào tạo về quy trình sản xuất theo hướng hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập. Do vậy, quan điểm đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT của Bộ NN&PTNT trong giai đoạn 2014 - 2015 là dạy nghề gắn với Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" và chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, dạy nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung vào chất lượng và coi trọng đầu ra cho lao động.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, lao động nông nghiệp ngày càng giảm, để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân thì công tác dạy nghề có vai trò đặc biệt quan trọng. Mục tiêu của đào tạo nghề là để nông dân có thể sản xuất nông nghiệp hiện đại. Do vậy, mỗi xã phải lựa chọn 1 - 2 cây, con sản xuất hàng hóa chủ lực để đào tạo theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. "Đào tạo phải giúp LĐNT có tay nghề thực sự, làm đâu được đấy, nếu thích gì dạy đó thì kết quả mang lại là chúng ta chỉ có nền nông nghiệp hàng xén" - ông Phát nhấn mạnh.


Theo ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1149858

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60158181