20:16 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đất nghèo đổi thay

Thứ hai - 28/10/2013 20:27
“Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chương trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương­, do vậy, khi triển khai thực hiện, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, của tỉnh và đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của các cấp chính quyền, người dân. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện miền núi nghèo, chúng tôi đang gặp không ít khó khăn trong việc triển khai thực hiện một số tiêu chí”, ông Trần Văn Thượng, Phó chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) cho biết.

Chồng chất khó khăn

Keo Lôm là một trong hai xã điểm XDNTM của huyện Điện Biên Đông. Theo kế hoạch, Keo Lôm phải cơ bản đạt 19 tiêu chí vào năm 2015, tuy nhiên, trên thực tế, kế hoạch này rất khó trở thành hiện thực. 

Trao đổi với phóng viên, ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã Keo Lôm cho biết: “Xã có 1.200 hộ (6.000 khẩu) nhưng có tới 62% hộ nghèo. Hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đường liên thôn, bản toàn là đường đất, đồi núi gập ghềnh. Xã mới có 12/25 thôn, bản có điện lưới quốc gia, nhiều bản đường giao thông chỉ đi được một mùa, thu nhập bình quân thấp. Trong khi đó, chủ trương thực hiện chương trình XDNTM là Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước đầu tư, hỗ trợ 70% kinh phí, nhân dân đóng góp 30%. Là xã nghèo nên nhân dân Keo Lôm chỉ có thể đóng góp ngày công và hiến đất, việc đóng góp tiền để xây dựng hạ tầng, bê-tông hóa đường giao thông nội bản,... là khó thực hiện. Hiện, xã mới lập quy hoạch tổng thể và thông qua các tiêu chí XDNTM. Tính đến trung tuần tháng 5/2013, xã mới đạt 1/19 tiêu chí XDNTM là an ninh - quốc phòng. Với nguồn lực như hiện nay, mục tiêu cơ bản đạt 19 tiêu chí XDNTM vào năm 2015 là rất khó đạt được”.

Tuy nhiên, ông Minh nhấn mạnh: “Dù khó khăn đến mấy thì cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã vẫn phải phấn đấu thực hiện để từng bước đạt các tiêu chí theo hướng bền vững, vì chương trình XDNTM vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Mấy năm gần đây, một số bản của xã đã được hưởng lợi từ nhiều chương trình, dự án của Nhà nước để hoàn thiện đường giao thông, điện lưới quốc gia, công trình thủy lợi, phương tiện máy móc phục vụ sản xuất, chế biến nông sản. Xã có 2 trường tiểu học, 1 trường phổ thông dân tộc bán trú, 1 trường mầm non, trạm y tế và trụ sở UBND xã... được xây dựng kiên cố. Nông dân nhiều bản được hỗ trợ giống cây trồng - vật nuôi, phổ biến kiến thức kỹ thuật, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Nhiều bản đã mạnh dạn đăng ký xây dựng bản văn hóa, khai hoang ruộng trồng lúa nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tận dụng nguồn nước làm ao nuôi cá, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ voi để phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng bền vững... Những yếu tố này là động lực để Keo Lôm phấn đấu đạt các tiêu chí XDNTM theo từng năm”.

Với tiềm năng, thế mạnh là đất đai, nguồn nhân lực, hệ thống đường giao thông nông thôn đang được đầu tư xây dựng, đồng bào các dân tộc xã Keo Lôm đang phấn đấu xây dựng mô hình NTM phù hợp với vùng cao.

Ông Trần Văn Thượng, Phó chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông, cho biết: Khó khăn của Keo Lôm cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương trên địa bàn huyện trong quá trình XDNTM, chính vì vậy việc đạt được các tiêu chí đúng thời hạn không đơn giản.

“Là huyện nghèo của cả nước nên khoảng cách giữa các thôn, bản gần trung tâm và xa trung tâm rất khác nhau. Do vậy, khó khăn đầu tiên của chúng tôi trong XDNTM chính là công tác quy hoạch, chưa kể năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế. Trong khi đó, phong tục tập quán, trình độ canh tác của người dân còn lạc hậu nên khi triển khai vận động, tuyên truyền kết quả không như mong muốn. Đặc biệt là, do điều kiện kinh tế của các hộ còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên công tác huy động vốn của người dân tham gia chương trình là rất khó khăn”, ông Thượng nói.

Theo ông Thượng, trước khi triển khai chương trình, huyện tiến hành công tác rà soát, đánh giá, theo đó, xã đạt nhiều tiêu chí nhất cũng mới được 2-3/19 tiêu chí, hệ thống hạ tầng còn thiếu và yếu, trong khi nguồn hỗ trợ từ tỉnh, Trung ương còn thấp nên Điện Biên Đông rất lúng túng trong triển khai chương trình. 

Cần tăng nguồn vốn

Dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn hệ thống chính trị của huyện Điện Biên Đông bắt tay vào thực hiện chương trình XDNTM với quyết tâm cao. Theo đó, huyện đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo XDNTM, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban; ra văn bản hướng dẫn các xã thành lập ban chỉ đạo XDNTM cấp xã. 

Ngay sau khi hoàn thiện ban chỉ đạo các cấp, huyện tiến hành làm công tác tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh huyện và xã, băng rôn, áp phích, đặc biệt là thông qua các buổi họp của chính quyền, các đoàn thể để tuyên truyền cho người dân hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình XDNTM để từ đó tích cực tham gia hưởng ứng.

Trong công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng, Điện Biên Đông đã thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch cho các xã. Hiện, đã có 2 xã được đơn vị tư vấn lập xong, đang chờ các sở, ngành thẩm định, phê duyệt để tiến hành thực hiện. Một số xã đã tăng số tiêu chí đạt, tiêu biểu như Na Son đến nay đã đạt 3/19 tiêu chí.

Trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, bằng các nguồn vốn của chương trình 30a, 135 và nhiều dự án khác, huyện đã và đang chỉ đạo các phòng ban chuyên môn như: Phòng Dân tộc, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai xây dựng các mô hình sản xuất mới, đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất, hình thức hỗ trợ sản xuất, giúp đỡ người dân về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

“Đến nay, bộ mặt nông thôn của huyện từng ngày đổi thay. Đặc biệt, bằng việc lồng ghép nhiều nguồn vốn nên hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp, xây mới; nhận thức của người dân được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần”, ông Thượng cho biết.

Cùng chung niềm vui về sự đổi thay từ chương trình XDNTM, anh Vừ Súa Tùng, người Mông, ở bản Tìa Gềnh C, xã Keo Lôm tâm sự: “Từ khi ­triển khai XDNTM, đời sống của người dân trong bản đã no đủ hơn. Gia đình tôi cũng vậy, trước đây chỉ trông vào cây lúa và ngô, năm nào được mùa thì đủ ăn, còn mất mùa là đói. Được Nhà nước hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nên cuộc sống của gia đình dần ổn định, đã có tiền cho con cái đến lớp học chữ”.

Ông Vàng Quốc Minh phấn khởi nói: “Khi bắt đầu XDNTM, xã chưa đạt tiêu chí nào, đến nay, đã đạt 2 tiêu chí, trở thành điểm sáng của huyện về công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo”.

Trao đổi về những tiêu chí khó và hướng tháo gỡ, ông Thượng cho biết: “Trong quá trình thực hiện, huyện đang gặp 3 tiêu chí khó, gồm: tiêu chí về cơ sở hạ tầng; văn hóa - xã hội; công tác môi trường. Để tháo gỡ khó khăn, thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được và nâng cao nhận thức về XDNTM. Đặc biệt là thực hiện xã hội hóa một số công trình hạ tầng ở các xã khó khăn. Qua đây, tôi kiến nghị với tỉnh, Trung ương nên tăng thêm nguồn vốn cho huyện. Trong 3 năm qua, nguồn vốn cho chương trình XDNTM của huyện chưa đầy 4 tỷ đồng, trong điều kiện khó khăn, nguồn vốn này quá ít. Bên cạnh đó, tỉnh và Trung ương cũng cần có những hướng dẫn cụ thể, điều chỉnh một số tiêu chí chưa phù hợp”.

XDNTM là hành trình dài, cần nhiều công sức cũng như sự đồng thuận từ chính quyền đến người dân. Ở địa phương có điều kiện thuận lợi, hành trình này đã gập ghềnh thì ở vùng nông thôn miền núi như Điện Biên Đông sẽ càng khó hơn. Hy vọng rằng với quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và người dân trong huyện cùng sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh, Trung ương, Điện Biên Đông sẽ sớm có những bước tiến mới trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó nâng cao cuộc sống của người dân, sớm cán đích NTM.

Hoàng Văn
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186


Hôm nayHôm nay : 46999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 240097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70467412